Tiêu chảy cấp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên nếu không được chăm sóc và điều trị đúng bệnh có thể gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân gây tiêu chảy là gì?
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Tổng hợp các nguyên nhân và hậu quả để lại của tiêu chảy
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em là gì?
Bác sĩ tư vấn: Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần trong vòng 24h. Nếu tiêu chảy dưới 14 ngày được gọi là tiêu chảy hoặc tiêu chảy cấp. Nếu tiêu chảy trên 14 ngày được gọi là tiêu chảy kéo dài.
Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp có thể do nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hay nấm…
Trong đó nguyên nhân do virus được coi là nguyên nhân chủ yếu gây nên tiêu chảy ở trẻ em. Các loại virus gây tiêu chảy thường gặp là: Rotavirus, Adenovirus, Norwwalk virus… Trong đo Rotavirus là tác nhân quan trọng nhất, ước tính có khoảng 1/3 số trẻ em dưới 2 tuổi từng bị một đợt tiêu chảy do Rotavirus. Virus xâm nhập vào hệ tiêu hóa gây tiêu chảy và có thể lây lan theo phân, chất tiết đường tiêu hóa.
Nguyên nhân thứ 2 gây tiêu chảy là tình trạng nhiễm các vi khuẩn đường ruột: Các Coli đường ruột gây ra khoảng 25% các trường hợp tiêu chảy cấp, trong đó quan trọng nhất là chủng coli sinh độc tố ruột. Ngoài ra, một số các vi khuẩn gây tiêu chảy khác như: Lỵ trực khuẩn Shingella, trực khuẩn thương hàn Salmonella, phẩy khuẩn tả.
Tiêu chảy cũng có thể là biểu hiện của nhiễm ký sinh trùng, các ký sinh trùng gây bệnh thường gặp: Entamoeba hystolytica, giardia lamblia, cryptosporidium.
Nấm candida albicans có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy thường gặp trên những bệnh nhi sau khi dùng kháng sinh kéo dài hoặc trẻ bị suy giảm miễn dịch.
Bệnh lý tiêu chảy do các căn nguyên kể trên, trên thực tế có những nhóm đối tượng rất nhạy cảm và dễ bị bệnh cần lưu ý như:
- Trẻ em dưới 2 tuổi chức năng hệ tiêu hóa còn đang hoàn thiện, đặc biệt trong giai đoạn đầu ăn sam từ 6-11 tháng.
- Trẻ bị suy dinh dưỡng dễ mắc tiêu chảy và bệnh thường nặng cũng thường tử vong. Vòng xoắn tiêu chảy – suy dinh dưỡng – bệnh lý rất dễ hình thành, thúc đẩy nhau làm tình trạng bệnh nghiêm trọng.
- Trẻ em bị suy giảm miễn dịch do bệnh sởi, AIDS thường dễ bị tiêu chảy.
- Trẻ đẻ non, đẻ yếu cũng có nguy cơ cao
- Tiêu chảy có tính chất theo mùa: Tiêu chảy do virus thường xảy ra vào mùa đông, trong khi tiêu chảy do vi khuẩn thường xảy ra vào mùa hè.
- Các bệnh nhiễm khuẩn ở mũi, họng, phổi, viêm tai giữa… cũng có thể gây tiêu chảy.
- Trẻ được cho dùng kháng sinh bừa bãi sẽ tiêu diệt hết các vi khuẩn đường ruột có thể gây ỉa chảy do loạn khuẩn.
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em là gì?
Hậu quả của tiêu chảy
Mất nước, mất natri là hậu quả sớm của tiêu chảy. Ngay sau lần ỉa phân lỏng đầu tiên đã thực sự làm cho cơ thể mất nước. Còn triệu chứng mất nước trên lâm sàng chỉ bắt đầu xuất hiện khi mất đi 5% trọng lượng cơ thể. Nếu để mất 10% trọng lượng cơ thể thì có thể xảy ra sốc do giảm khối lượng tuần hoàn và mất trên 10% thì có thể gây tử vong.
Mất kali và bicarbonat theo phân ra ngoài dẫn đến giảm kali máu và toan hóa máu. Kali máu giảm dẫn đến giảm trương lực cơ: liệt ruột, chướng bụng, nhược cơ toàn cơ thể, thậm chí loạn nhịp tim, tử vong. Mất bicarbonat nặng có thể gây toan hóa máu gây nên nhiều rối loạn toàn thân rất nguy hiểm.
Do vậy, khuyên cáo cách đề phòng tốt nhất để trẻ không bị mất nước nặng là bồi phụ nước và điện giải ngay khi trẻ bắt đầu ỉa chảy bằng dung dịch oresol là tối ưu nhất, lượng bổ sung bằng lượng mất đi qua phân và chất nôn.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn