Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh lý thần kinh tự trị

Rối loạn thần kinh tự trị có thể gây ra ảnh hưởng đến huyết áp, kiểm soát thân nhiệt, quá trình tiêu hóa, chức năng của bàng quang và thậm chí tình dục.

Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh lý thần kinh tự trị

Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh lý thần kinh tự trị

Theo đó, các chuyên gia y tế khuyên bạn nên cảnh giác với triệu chứng của bệnh lý thần kinh tự trị.

Bệnh lý thần kinh tự trị là gì?

Bệnh lý thần kinh tự trị là các rối loạn thần kinh với biểu hiện chức năng không tự chủ bị ảnh hưởng, bao gồm rối loạn nhịp tim, huyết áp, đổ mồ hôi và tiêu hóa…

Bệnh lý thần kinh tự trị gây ra hoạt động bất thường của các dây thần kinh tự trị. Sự bất thường ấy gây ra gián đoạn tín hiệu giữa não và các phần của hệ thống thần kinh tự trị. Tùy vào phần thần kinh tự trị bị ảnh hưởng sẽ biểu hiện ra triệu chứng tại vùng tương ứng; chẳng hạn như tim, mạch máu và tuyến mồ hôi,…khiến nhiều chức năng cơ thể bị suy giảm hoặc bất thường.

Bệnh lý thần kinh tự trị có thể là một biến chứng của một số bệnh tật và điều kiện. Và một số thuốc có thể gây ra bệnh lý thần kinh tự trị như là tác dụng phụ.

Các triệu chứng điển hình của bệnh lý thần kinh tự trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lý thần kinh tự trị sẽ khác nhau, tùy thuộc vào bộ phận  nào của hệ thống thần kinh tự trị bị ảnh hưởng. Theo các chuyên gia Y tế Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, một số triệu chứng điển hình và thường gặp nhất có thể kể đến:

  • Hạ huyết áp tư thế: Chóng mặt và ngất xỉu khi đứng dậy từ tư thế nằm hay ngồi.
  • Vấn đề tiết niệu: có thể kể đến tiểu khó, tiểu dắt, tiểu không tự chủ; nguy cơ nhiễm trùng ngược dòng cao. Thông thường bệnh nhân không có khả năng tiểu hết nước tiểu trong bàng quang.
  • Suy giảm chức năng tình dục, ví dụ: rối loạn chức năng cương dương hay xuất tinh ở nam giới và khô âm đạo và khó đạt cực khoái ở phụ nữ.
  • Ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa: chức năng tiêu hóa không bình thường và hội chứng chậm làm rỗng của dạ dày (gastroparesis), có thể gây ra cảm giác đầy bụng sau khi ăn ít, ăn không ngon, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa và ợ nóng.
  • Đổ mồ hôi trộm, hoặc tiết mồ hôi quá nhiều hoặc quá ít, gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể.
  • Phản ứng chậm chạp, khó khăn để điều chỉnh và gây ra vấn đề với lái xe vào ban đêm.
  • Giảm khả năng gắng sức, có những trường hợp nhịp tim vẫn không được điều chỉnh và không thay đổi thay vì tăng và giảm đáp ứng thích hợp với mức độ hoạt động.

Các triệu chứng điển hình của bệnh lý thần kinh tự trị

Các triệu chứng điển hình của bệnh lý thần kinh tự trị

Bạn cần đi kiểm tra sức khỏe ngay khi xuất hiện bất kỳ các dấu hiệu sớm

và triệu chứng của bệnh lý thần kinh tự trị.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh lý thần kinh tự trị?

Bệnh lý thần kinh tự trị có thể là hậu quả của nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như:

  • Nghiện rượu, gây ra nhiều bệnh mãn tính tiến triển có thể dẫn đến tổn thương thần kinh.
  • Hiện tượng tích tụ protein bất thường trong các cơ quan (amyloidosis), ảnh hưởng không nhỏ đến các cơ quan và hệ thống thần kinh.
  • Trong các bệnh tự miễn, có thể xảy ra hiện tượng hệ miễn dịch tổ chức những cuộc tấn công miễn dịch vào hệ thần kinh. Ví dụ như hội chứng Sjogren,  SLE – lupus ban đỏ hệ thống hoặc viêm khớp dạng thấp.
  • Bệnh lý thần kinh tự trị cũng có thể xảy ra ở một số bệnh ung thư nhất định (hội chứng paraneoplastic).
  • Bệnh tiểu đường được coi là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh lý thần kinh tự trị. Các biến chứng thần kinh ngoại vi thường xảy ra sớm nhất. Dần dần tiểu đường có thể gây ra tổn thương thần kinh khắp cơ thể.
  • Tổn thương dây thần kinh do nguyên nhân chấn thương hoặc do tai biến phẫu thuật.
  • Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị ung thư và các loại thuốc kháng cholinergic… cũng có thể dẫn tới bệnh lý thần kinh tự trị.
  • Ngoài các nguyên nhân kể trên còn có nhiều bệnh mãn tính khác, chẳng hạn như bệnh Parkinson và HIV/AIDS…

Các yếu tố nguy cơ cần đề phòng

Có những yếu tố được chứng minh có thể làm tăng mạnh nguy cơ bệnh lý thần kinh tự trị. Nếu có thể bạn nên tránh các yếu tố sau:

  • Bệnh tiểu đường:

Đặc biệt là bệnh tiểu đường khó kiểm soát, tăng nguy cơ phát triển tổn thương thần kinh. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường kèm theo các yếu tố nguy cơ (thừa cân, tăng huyết áp hoặc cholesterol cao) có nguy cơ bệnh lý thần kinh tự trị cao hơn hẳn.

Các yếu tố nguy cơ cần đề phòng

Các yếu tố nguy cơ cần đề phòng

Đo đó đối tượng này cần kiểm soát đường huyết, huyết áp cũng như mỡ máu trong ngưỡng mục tiêu điều trị cho phép.

  • Nghiện rượu:

Rượu khi bị lạm dụng có nguy cơ gây ra tổn thương thần kinh cao.

  • Các bệnh khác:

Các bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ bệnh lý thần kinh tự trị có thể kể đến: amyloidosis, ung thư, lupus ban đỏ hệ thống và các bệnh tự miễn khác, HIV / AIDS, bệnh Parkinson, bệnh ngộ độc.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn