U nang bã nhờn và những điều cần biết

Những cục ụ nhỏ dưới da, bị sưng lên và thường có màu vàng hoặc nâu nhạt, trong có chứa nhiều mủ hoặc chất đặc… đó là các u nang bã nhờn có thể gây ra nhiễm trùng.

U nang bã nhờn và những điều cần biết

U nang bã nhờn và những điều cần biết

Bạn cần tham khảo một số thông tin về u nang bã nhờn như sau:

Triệu chứng của các khối u nang bã nhờn

U nang bã nhờn khi xuất hiện sẽ cso các triệu chứng rất dễ nhận biết như: Trên mặt hoặc cổ xuất hiện những vết đỏ, sưng lên như những cái mụn bọc. Những khối u nhỏ này chứa đầy dịch đặc bên trong, ở giữa có một cái đầu đen nhỏ. Nếu có chứa mủ bên trong thì khi bị vỡ, dịch tràn ra ngoài và có mùi hôi rất khó chịu. Khi bị vỡ ra có thể gây đau và nhiemx trùng và phát triển nhanh chóng gây mất thẩm mỹ và làm cho người mắc phải gặp tự ti trong giao tiếp.

U nang bã nhờn sinh ra từ đâu?

Các khối u nang này được tạo thành do tích tụ keratin ở dưới da. Các tế bào da sản xuất ra một loại protein là keratin, nếu vì lý do nào đó nó bị mắc kẹt lại thì sẽ tạo thành các khối u nhỏ, được bọc kín trong một cái túi ở dưới da, gây đau cho người mắc phải. Đây là kết quả của các nang lông, nang tóc bị sưng lên khi bị tổn thương, chúng có khả năng di chuyển tự do ở dưới da.

Thông thường chúng thường phát triển mạnh khi cơ thể bị nhiễm trùng, nhiễm các loại virus như HIV, hoặc do các tổn thương da. Da có quá nhiều mụn trứng cá, thường xuyên tiếp xúc ánh sáng mặt trời… Nguy cơ mắc phải u nang bã nhờn còn có các yếu tố như: trẻ mới qua tuổi dạy thì; da bị tổn thương do các yếu tố vật lý hoặc hóa học; cơ thể mắc một trong các rối loạn di truyền; hay người có tiền sử bị mụn trứng các quá nhiều…

U nang bã nhờn sinh ra từ đâu?

U nang bã nhờn sinh ra từ đâu?

Điều trị và khắc phục

Bác sĩ tư vấn: Các u nang bã nhờn thường rất dễ phát hiện bằng mắt thường, đặc biệt vùng mặt và cổ. Nếu các u nang này không gây đau đớn, không làm ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày thì có thể không cần điều trị. Nếu người bệnh cản thấy bất tiện trong cuộc sống do các u này gây ra thì có thể tiến hành điều trị theo các phương pháp như:

– Người bệnh có thể uống thuốc giảm sưng, giảm đau để làm giảm triệu chứng của chúng. Mặc dù là u lành tính, nhưng nếu khối u lớn có thể bị nhiễm trung, lúc này có thể sẽ cần cắt một vết nhỏ trên da bao phía ngoài khối u, hoặc tiến hành tiểu phẫu lấy bã nhờn ra rồi khâu miện vết thương lại.

– Còn có thể làm bay hơi u nang bằng cách sử dụng laser carbon dioxide, phương pháp này được dùng nhiều để tránh để lại sẹo cho bệnh nhân.

– Chườm ấm hàng ngày, mỗi ngày khoảng 3 đến 4 lần trong vòng 15-20 phút có thể làm giảm sưng và viêm, đồng thời giúp cho khối u nhanh khô và đễ dàng lấy bã nhờn bên trong.

– Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, nhất là các vị trí có u nang bằng xà phòng tắm diệt khuẩn. Hạn chế dùng các loại mỹ phẩm lên vùng da có u nang, chúng có thể đẩy nhanh quá trình viêm của da.

Điều trị và khắc phục

Điều trị và khắc phục

– Tuyệt đối không tự ý làm vỡ khối u bằng tay vì có thể gây viêm và sưng nghiêm trọng hơn. Chúng có thể tự khô lại, nếu muốn lấy nhân bên trong cần tới gặp bác sĩ để được giúp đỡ. Trong trường hợp vô tình làm vỡ khối u này thì cần làm sạch và sát trùng cẩn thận, sau đó băng lại để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gay bệnh.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn