Vai trò của tập luyện trong phòng và điều trị bệnh cơ xương khớp

Hiện nay bệnh cơ xương khớp là bệnh vô cùng phổ biến. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, việc bệnh nhân tự tập luyện tại nhà là một yếu tố vô cùng quan trọng.

Vai trò của tập luyện trong phòng và điều trị bệnh cơ xương khớp

Vai trò của tập luyện trong phòng và điều trị bệnh cơ xương khớp

Dưới đây là kiến thức cơ bản về việc tập luyện trong phòng để điều trị bệnh cơ xương khớp hiệu quả.

Tìm hiểu về hệ thống cơ xương khớp

Các cơ quan nội tạng của con người do hệ thống cơ xương khớp bảo vệ. Ngoài chức năng đó, hệ thống cơ xương khớp còn đóng vai trò quan trọng trong việc vận động cũng như tạo dáng đi.

Ngoại trừ các trường hợp viêm, chấn thương, các bệnh hệ thống, vấn đề đau cơ xương khớp, tổn thương hệ thống dây chằng, bao khớp cũng là vấn đề bệnh nhân hay gặp phải. Đã có những nghiên cứu cho thấy sự liên quan của tuổi tác, cân nặng, cũng như thói quen lười vận động hay vận động sai tư thế, tập thể dục sai cách…với bệnh lý cơ xương khớp

Do đó việc điều trị bệnh cơ xương khớp cần có sự kết hợp với việc thay đổi lối sống, thay đổi thói quen sinh hoạt lao động cũng như tập luyện phù hợp

Nên tập luyện như thế nào với các bệnh cơ xương khớp?

Việc lựa chọn tập như thế nào cho từng bệnh cơ xương khớp là rất quan trọng vì có những bài tập thích hợp cho bệnh này nhưng lại không thích hợp cho những bệnh khác.

Đối với những bệnh đang ở giai đoạn cấp như hội chứng đau vai gáy, đau lưng cấp hay thoát vị đĩa đệm, việc nghỉ ngơi tích cực là vô cùng cần thiết.  Theo nghiên cứu, cột sống thắt lưng chịu 80% trọng lượng cơ thể, là vùng vận động nhiều nên đĩa đệm hay bị thoái hóa, rách hoặc thoát vị. Khi nằm thoải mái, lực tác động lên cột sống chỉ 25kg, khi đứng thẳng lực tác động là 100kg, khi ngồi thẳng lực này là 150kg, và khi ngồi cúi ra trước lực này lên tới 200kg. Cùng với đó, các động tác gập người về phía trước làm cho đĩa đệm cột sống bị đẩy ra sau, càng tăng nguy cơ thoát vị sau,chèn ép vào tủy sống. Do đó, việc nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường cứng là bắt buộc để bệnh nhân giãn cơ và giảm đau, thuận lợi cho việc vận động sau này.

Nên tập luyện như thế nào với các bệnh cơ xương khớp

Nên tập luyện như thế nào với các bệnh cơ xương khớp

Đối với các trường hợp đau mạn tính, việc tập luyện giúp tuần hoàn được lưu thông, cơ được thư giãn , làm cải thiện khả năng vận động của hệ thống cơ xương khớp

Các bài tập cho cột sống và các khớp

Bác sĩ tư vấn: Nên nhớ là cột sống cổ và cột sống thắt lưng là vùng có tầm vận động lớn và cần hạn chế các động tác làm trượt đĩa đệm ra sau. Do đó đối với vùng cột sống nên tập những bài tập nhằm duỗi cột sống và đẩy cột sống ra sau. Ngoài ra bơi là một môn thể thao cực kỳ tốt cho vùng cột sống để giảm lực tác động lên cột sống đồng thời kéo giãn cột sống

Đối với khớp háng và khớp gối: đây là khớp chịu tải trọng lớn của cơ thể. Khi khớp gối hoặc khớp háng bị đau do thoái hóa cần hạn chế các môn thể thao làm tăng tải trọng lên hai chân như đi bộ, đá bóng, cử tạ.. thay vào đó là các bài tập đạp xe đạp, bơi, hoặc khi nằm, ngồi có thể tập bài tập đạp xe đạp trên không.

Lời khuyên dành cho mọi người

Bên cạnh việc tập luyện, thay đổi thói quen sinh hoạt là điều cần thiết. Để hạn chế các bệnh lý cơ xương khớp cần tránh các động tác cúi người về trước, thói quen ngồi xổm, gập chân khi lấy đồ thay vì gập lưng, hạn chế lên xuống cầu thang và vận động nhẹ nhàng sau mỗi 30 phút ngồi làm việc.

Lời khuyên dành cho mọi người

Lời khuyên dành cho mọi người

Duy trì cân nặng hợp lý, giảm béo phì là điều cần thiết để giảm tải trọng lên cột sống và các khớp. Đối với những người có bệnh lý tim mạch, hô hấp cần được tư vấn và thăm khám của bác sĩ trước khi luyện tập.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn