Xoa bóp chữa bệnh đầy bụng khó tiêu theo tư vấn chuyên gia

Chứng đầy bụng khó tiêu được xếp vào các chứng vị quản thống (đau dạ dày), ấu thổ (nôn mửa) trong y học cổ truyền, ảnh hưởng bởi thói quen tiêu hóa chưa khoa học.

Xoa bóp chữa bệnh đầy bụng khó tiêu theo tư vấn chuyên gia
Xoa bóp chữa bệnh đầy bụng khó tiêu theo tư vấn chuyên gia

Đầy bụng khó tiêu là chứng bệnh thường gặp và gây khó chịu không nhỏ đối với người bệnh. Bên cạnh việc sử dụng thuốc uống theo hướng dẫn của các dược sĩ tư vấn thì người bệnh còn có thể áp dụng các phương pháp xoa bóp bấm huyệt, tập dưỡng sinh, massage chữa bệnh,… để hỗ trợ điều trị, góp phần tăng cường chức năng hệ tiêu hóa. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn người bệnh cách xoa bóp chữa bệnh đầy bụng khó tiêu nhằm điều hòa nhu động ruột.

Xoa bóp tam tiêu

Người bệnh trong tư thế ngồi thõng chân hay nằm hơi chống chân.

Hướng dẫn cách xoa bóp chữa bệnh:

– Xoa thượng tiêu: Một bàn tay xòe ra áp lên ngực, bàn tay kia úp chồng lên. Xoa vòng trên vùng ngực một chiều từ 10 – 20 lần rồi đổi chiều ngược lại từ 10 – 20 lần.

– Xoa trung tiêu: Một tay nắm lại, tay kia úp lên trên để tăng áp lực. Xoa từ 10 – 20 lần mỗi chiều.

– Xoa hạ tiêu: Một tay nắm lại, tay kia úp lên trên để tăng áp lực. Xoa theo chiều kim đồng hồ từ 10 – 20 lần và ngược lại cũng từ 10 – 20 lần.

Xoa hạ tiêu hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa
Xoa hạ tiêu hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa

– Vuốt bụng: Sau khi xoa bóp tam tiêu xong, hai tay hơi nắm lại để ở vùng hạ tiêu vuốt lên trung tiêu rồi thượng tiêu 5 – 10 lần. Đây là động tác góp phần làm khỏe cơ bụng, điều hòa khí huyết vùng bụng, chữa sa tạng phủ.

– Vuốt cạnh sườn: Thực hiện động tác vuốt từ xương sườn cụt 12 theo bờ sườn đến vùng mỏm xương ức, thay bên nhau mỗi bên làm 10 lần. Đây là động tác có tác dụng rất tốt đối với gan và lách.

Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyến cáo để đạt hiệu quả cao trong công tác điều trị, người bệnh nên thường xuyên tự xoa bóp đều đặn hàng ngày vào mỗi buổi sáng sớm và một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Thực hiện day bấm các huyệt như: túc tam lý, hợp cốc, thái xung, tam âm giao, công tôn. Ban đầu người bệnh ngồi co hai chân lại để lấy huyệt rồi dùng ngón tay cái bấm vào huyệt công tôn, ngón tay trỏ bấm cố định vào huyệt thái xung, bấm mạnh dần tới căng tức (đắc khí), giữ nguyên như vậy 10 giây rồi day từ từ một phút sau chuyển sang các huyệt tam âm giao, túc tam lý, hợp cốc – cường độ và cách bấm, thời gian bấm như huyệt công tôn.

Lưu ý huyệt công tôn chữa chứng đầy bụng khó tiêu
Lưu ý huyệt công tôn chữa chứng đầy bụng khó tiêu

Vị trí các huyệt cần massage chữa bệnh đầy bụng khó tiêu

Lưu ý vị trí các huyệt cần tác động trong quá trình massage chữa bệnh như:

  • Công tôn: Vị trí tại chỗ lõm bờ dưới trước đáy xương bàn chân thứ nhất, nơi tiếp giáp giữa mu bàn chân và gan bàn chân.
  • Túc tam lý: Đây là huyệt nằm thẳng dưới hõm ngoài xương bánh chè 3 thốn, cách lồi củ trước xương chày 1 khoát ngón tay.
  • Hợp cốc: Huyệt nằm tại chỗ lõm giữa ngón cái và ngón trỏ, đặt đốt 2 ngón cái bàn tay bên đối diện lên hố khẩu bàn tay bên này, đầu ngón cái ở đâu thì huyệt nằm tương ứng tại chỗ đó (giáp xương bàn 2).
  • Tam âm giao: Xác định vị trí từ đỉnh giữa bờ trên mắt cá trong đo lên 3 thốn, huyệt cách bờ sau trong xương chày một khoát ngón tay.
  • Thái xung: Đây là huyệt nằm từ kẽ ngón chân 1 và 2 đo lên 1,5 thốn về phía mu chân.

Có thể bạn không ngờ cao lương mĩ vị chính là thủ phạm hàng đầy gây ra chứng bệnh này. Những món ăn chứa nhiều đạm đạm (thịt, trứng, cá) hoặc nhiều dầu mỡ (thịt mỡ, xào, chiên) luôn có xu hướng làm giảm khả năng xử lý chất thải của cơ thể, do đó bạn nên hạn chế ăn quá nhiều. Thay vào đó bạn nên ăn nhiều ray xanh, trái cây, tăng cường chất xơ nhằm hỗ trợ bệnh tiêu hóa hiệu quả.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn