Bệnh sốt xuất huyết nếu được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ không gây ra vấn đề gì tới sức khỏe. Tuy nhiên sốt xuất huyết vẫn có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng xuất phát từ những nhận thức không đúng của nhiều người.
- Hội chứng chán ăn là gì và phương pháp khắc phục?
- Phòng ngừa sâu răng bằng thực đơn dinh dưỡng chuẩn
- Bí kíp cung cấp chất béo cho trẻ em đúng cách được bật mí từ Bác sĩ
Những lầm tưởng về bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết không tái phát
Bệnh sốt xuất huyết có thể xảy đến ở bất kỳ đối tượng nào, dù là người già, trẻ nhỏ hay thanh niên. Nhiều người có suy nghĩ rằng sốt xuất huyết chỉ xuất hiện 1 lần, người nào đã từng bị sốt xuất huyết thì sẽ không bị tái phát lần nữa. Đây là một lầm tưởng nghiêm trọng, theo các Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, hiện lưu hành 4 týp virut sốt xuất huyết nên bệnh nhân mắc rồi vẫn có thể bị mắc lại và thậm chí lần sau còn mắc nặng hơn lần trước.
Cụ thể, Virut gây bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Một người từng bị nhiễm với chủng virut nào thì sẽ có khả năng miễn dịch được suốt đời với chủng virut đó. Nhưng hoàn toàn không có khả năng miễn dịch với những chủng viruts còn lại.
Chính vì thế, mỗi người có thể sẽ mắc sốt xuất huyết 4 lần trong cả đời người. Nếu mới mắc sốt xuất huyết lần đầu, người đó có thể còn mắc bệnh thêm 3 lần nữa bởi các tuýp vi rút Dengue còn lại.
Hết sốt là hết bệnh
Thông thường, sốt xuất huyết thường có biểu hiện sốt cao, đau đầu, đau mỏi người, nhức mắt… trong 3 ngày đầu, đến ngày thứ 4 những triệu chứng trên sẽ giảm, người bệnh sẽ giảm sốt, lúc này nhiều người thường nghĩ bệnh đã khỏi nên thường chủ quan. Tuy nhiên, ngày thứ 4 (tính từ khi bắt đầu sốt trở đi) lại là thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh, có thể có những biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng thứ nhất là tình trạng tăng tính thấm thành mạch và cô đặc máu. Bệnh nhân sẽ không cảm nhận được điều này mà nó chỉ thể hiện qua các chỉ số xét nghiệm. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ quyết định có phải truyền dịch cho bệnh nhân hay không.
Những trường hợp thoát mạch quá nhiều có thể sẽ dẫn tới dấu hiệu cảnh báo trước sốc như: Mệt lả, đau tức vùng gan, buồn nôn, nôn. Tin tức Y Dược cho hay, ở trẻ nhỏ có thể chỉ thấy trẻ li bì hoặc bứt rứt vật vã, tiểu ít, bỏ bú. Những trường hợp này cần phải đến bệnh viện gần nhất ngay để bù dịch, tránh nguy hiểm tính mạng.
Biến chứng thứ 2: Xuất huyết do giảm tiểu cầu. Bệnh nhân có thể có; chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da… Những bệnh nhân này cần đến các cơ sở y tế làm các xét nghiệm đánh giá mức độ giảm tiểu cầu như thế nào để các bác sĩ cân nhắc truyền tiểu cầu nếu cần.
Sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau nhanh
Khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của sốt xuất huyết như đau người, đau cơ, khớp, đau đầu, sốt… , đa phần mọi người thường nghĩ đến bệnh cúm hay sốt do virus và tự ý mua thuốc hạ sốt, giảm đau về dùng mà không tham khảo ý kiến từ các bác sĩ hay Dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc, trong đó có 2 loại là aspirin và ibuprofen. Đây là điều rất nguy hiểm với người bệnh sốt xuất huyết bởi thuốc aspirin và ibuprofen sẽ làm cho tình trạng chảy máu ở người bệnh trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội, đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh.
Bệnh nhân sốt xuất huyết không được sử dụng thuốc aspirin
Cơ chế hoạt động của thuốc aspirin và ibuprofen là ngăn chặn sự tập kết tiểu cầu, giúp phòng ngừa tình trạng đông máu. Thuốc Aspirin còn có tác dụng phụ là viêm loét dạ dày tá tràng và có thể gây xuất huyết dạ dày, ói ra máu trong khi đó, bệnh sốt xuất huyết gây ra tình trạng rối loạn đông máu, khiến cho cơ thể dễ bị chảy máu ở răng, chảy máu cam, nôn (ói) ra máu hoặc tiêu phân đen. Nếu cho người bệnh sốt xuất huyết sử dụng 2 loại thuốc này sẽ khiến cho tình trạng chảy máu trầm trọng hơn.
Xa lánh người bệnh sốt xuất huyết vì sợ lây
Nhiều người khi thấy có người bị mắc bệnh sốt xuất huyết thường sợ bị lây không dám nói chuyện hay lại gần. Bệnh sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh.
Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Do đó, không cần phải quá sợ hại khi có người xung quang bị sốt xuất huyết, điều cần làm để phòng ngừa sự lây lan lúc này chính là phun thuốc khử muỗi xung quanh môi trường sống, đi ngủ nhớ phải mắc màn.
Lưu ý: khi phun thuốc diệt muỗi thì phải tiến hành phun diện rộng, theo khu dân cư thì mới có thể tiêu diệt được phần lớn muỗi đang sinh sống.
Không truyền dịch vì sợ máu loãng
Một số người bị sốt xuất huyết không dám truyền dịch vì sợ sẽ làm cho máu bị loãng. Tuy nhiên, đây là nỗi sợ hoàn toàn không có căn cứ.
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, người bệnh sốt xuất huyết thường bị sốt cao kéo dài, dẫn tới tình trạng cơ thể mất nước. Khi đó, việc bù nước cho người bệnh qua đường ăn uống hay truyền dịch là điều cần thiết để người bệnh có thể hạ sốt nhanh chóng.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn