Mắt bị nhược thị hay còn gọi là “mắt lười” là hiện tượng sự suy giảm khả năng hoạt động của các cơ quan thị giác, thị lực bị giảm sút mà không thể điều trị bằng cách chỉnh số kính.
- Hướng dẫn rửa mũi họng đúng cách cho trẻ sơ sinh
- Tác dụng của rau cải thảo
- Tim đập nhanh sau ăn và cách khắc phục
Bệnh nhược thị và những điều cần biết
Nhược thị chiếm khoảng 1-4% dân số toàn cầu. Vậy bạn cần biết những điều gì về bệnh nhược thị.
Dấu hiệu phát hiện nhược thị
Một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh nhược thị là mắt lác, ở Việt Nam, có tới 2-4% trẻ em bị mắt lác và 50% trong số đó bị nhược thị. Tuy nhiên, do cha mẹ còn thiếu hiểu biết về những bệnh nguy hiểm liên quan đến lác mắt trong đó có nhược thị, nhiều trẻ đã không được khám và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, bác sĩ tư vấn những trẻ bị tật khúc xạ (viễn thị, cận thị, loạn thị, lệch khúc xạ) nhưng không được phát hiện sớm, thị lực hai mắt không đều, đeo kính không đúng số cũng có nguy cơ mắc bệnh. Nguyên nhân dẫn đến nhược thị còn có thể do trẻ bị các bệnh khác ở mắt như sụp mí bẩm sinh, đục thủy tinh thể bẩm sinh, sẹo giác mạc…
Trẻ nhược thị thường có các biểu hiện như nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn do trẻ không nhìn rõ. Đối với những trường hợp có biểu hiện như lác mắt, hoặc bị bệnh về mắt thì ta có thể phát hiện ra được và đưa trẻ đi khám mắt nhưng đối với những trường hợp không có biểu hiện gì thì việc phát hiện ra bệnh là rất khó.
Dấu hiệu phát hiện nhược thị
Chẩn đoán nhược thị
Thị lực trẻ em còn đang ở trong giai đoạn phát triển và bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể mắc chứng suy giảm thị lực. Tuy nhiên một chuyên viên đo mắt lúc nào cũng mong muốn đo được thị lực cao nhất không qua hiệu chỉnh hay cần hiệu chỉnh, ngay cả khi kết quả đo khúc xạ cho thấy mắt bị viễn thị do tuổi tác hay loạn thị sinh lý.
Việc kiểm tra độ khúc xạ của mắt được tiến hành nhờ áp dụng các phương pháp kiểm tra bằng vật kính và các phương pháp có liên quan đến vật kính.
Xác định trạng thái của hệ thống vận động mắt là công đoạn quan trọng và bắt buộc trong khảo sát thị lực vì nhược thị dạng loạn thị cả hai mắt là bệnh hay mắc phải chỉ sau nhược thị khúc xạ. Trong trường hợp định thị bị lệch tâm thì điều quan trọng bậc nhất là phải tiến hành định thị lại, sao cho nhãn cầu nằm đúng vào điểm giữa, nếu không thì mọi phương pháp điều trị được áp dụng nêu trên sẽ chỉ giúp cho việc định thị lệch tâm ngày càng trầm trọng thêm.
Phương pháp xác định định vị là phương pháp rất quan trọng vì kết quả định vị góp phần quyết định cách thức chữa trị nhược thị. Định thị được xác định ở một bên mắt nhờ sử dụng kính soi đáy mắt ngược có các điểm được dấu ngay trên thấu kính và kính soi đáy mắt thẳng và máy soi hoàng điểm.
Điều trị nhược thị
Nếu bệnh nhân bị bệnh nhược thị kèm theo loạn khúc xạ, việc hiệu chỉnh bằng kính hay kính áp tròng là việc cần thiết. Khi cắt kính cho bệnh nhân bị loạn khúc xạ nặng thì bác sĩ cần tư vấn cho phụ huynh các loại kính chất lượng. Những mắt kính này có các vùng quang học hiệu quả hơn cho việc chữa trị nhược thị. Việc hiệu chỉnh thị lực bằng kính áp tròng được áp dụng trong mọi trường hợp vì dạng hiệu chỉnh quang học này cho hình ảnh chân thực và chất lượng hơn. Trong trường hợp chiết quang mắt không đều, việc đeo kính không thể duy trì thường xuyên thì kính áp tròng luôn là lựa chọn tối ưu.
Điều trị nhược thị
Khi bị nhược thị cần tiến hành điều trị đồng bộ nhằm phục hồi thị lực bằng cách sử dụng mọi phương tiện, thuốc men sẵn có. Các kiểu định thị lệch tâm bên trong mắt bằng thiết bị định vị mắt. Hoặc tiến hành định thị lại ở khoảng trống của một bên mắt sau khi đã soi kiểm tra đáy mắt bằng loại kính soi mắt không có phản quang.
Sau khi điều chỉnh định thị xong sẽ tiến hành các phương pháp phục hồi thị lực theo đúng phác đồ đã quy định. Công việc tiếp theo là mỗi bệnh nhân dù đã được điều trị có kết quả bệnh nhược thị nhưng vẫn phải chịu sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ nhãn khoa theo phương pháp điều trị ngoại trú.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn