Chẩn đoán và điều trị tứ chứng Fallot

Bắt buộc phải phẫu thuật mới có thể đạt mục đích điều trị triệt để hoàn toàn tứ chứng Fallot bao gồm: can thiệp trong tim và can thiệp sử dụng shunt tạm thời.

Chẩn đoán và điều trị tứ chứng Fallot
Chẩn đoán và điều trị tứ chứng Fallot

Các xét nghiệm cần thiết cho chẩn đoán

Trong một số trường hợp sau sinh, em bé biểu hiện da xanh, niêm mạc nhợt hoặc nghe thấy tiếng thổi tâm thu – âm thanh bất thường do dòng máu chảy hỗn loạn. Các trường hợp này, bác sĩ có thể nghi ngờ đến các bất thường về tim nói chung cũng như tứ chứng Fallot nói riêng. Một số các xét nghiệm sau có thể được chỉ định nhằm xác định chẩn đoán:

  • Chụp X quang: Trong tứ chứng Fallot, dấu hiệu X quang điển hình là hình ảnh bóng tim rộng do tâm thất phải giãn rộng.
  • Xét nghiệm máu: Cụ thể Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định làm công thức máu (tổng phân tích tế bào máu ngoại vi). Với tứ chứng Fallot, nhằm thích nghi với tình trạng thiếu oxy trường diễn, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều hồng cầu hơn bình thường nhằm cố gắng tăng mức độ oxy trong máu.
  • Đo SpO2: SpO2 là chỉ số thể hiện mức độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Thông thường, chỉ số này có thể được đo bằng một thiết bị cảm biến đặt trên đầu ngón tay hoặc ngón chân.
  • Siêu âm tim: Đây là một xét nghiệm sử dụng sóng siêu âm để thăm dò cấu trúc tim cũng như dòng lưu thông máu trong tim. Do đó, bác sĩ có thể phát hiện các khiếm khuyết vách liên thất, cấu trúc bất thường của hiện tượng hẹp van động mạch phổi, dày thành tâm thất phải và kể cả cấu trúc lệch phải của động mạch chủ.
  • Điện tim: Ghi lại điện thế hoạt động của tim trong suốt các giai đoạn co bóp cơ tim. Sáu điện cực trung tâm cùng bốn điện cực ngoại vi sẽ ghi lại các thay đổi về hiệu điện thế và ghi lại trên giấy. Sự biến đổi trong điện tâm đồ biểu thị rất nhiều các bất thường về cấu trúc và hoạt động sinh lý của tim.
  • Đặt ống thông tim: Trong xét nghiệm này, một ống thông được đưa vào qua một động mạch hoặc tĩnh mạch vùng bẹn và đưa ngược lên. Ống thông này cho phép đo áp lực cũng như mức độ oxy trong buồng tim. Đồng thời khi cần thiết, có thể bơm thuốc cản quang để có thể ghi lại hình ảnh về cấu trúc của tim qua hình ảnh X quang.

Điều trị tứ chứng Fallot cho hầu hết các trường hợp đều là phẫu thuật tim mở

Điều trị tứ chứng Fallot cho hầu hết các trường hợp đều là phẫu thuật tim mở

Phương pháp điều trị tứ chứng Fallot

Dược sĩ Đại học tư vấn, bắt buộc phải phẫu thuật mới có thể đạt mục đích điều trị triệt để hoàn toàn tứ chứng Fallot. Ngày này, hai thủ thuật phẫu thuật thường được thực hiện bao gồm: can thiệp trong tim trong đa số các trường hợp và một số trường hợp cần can thiệp sử dụng shunt tạm thời trước đó.

  • Phẫu thuật sửa chữa trong tim

Điều trị tứ chứng Fallot cho hầu hết các trường hợp đều là phẫu thuật tim mở và sửa chữa trong tim. Thời điểm tối ưu để thực hiện phẫu thuật này là khi bệnh nhi dưới 1 tuổi. Các bác sĩ sẽ vá lại lỗ thông liên thất, đồng thời với việc sửa chữa hẹp van động mạch phổi và nong rộng động mạch này ra.

Sau phẫu thuật, lưu lượng máu lên phổi gia tăng cùng với việc máu không bị pha trộn sẽ giúp mức oxy trong máu cải thiện đáng kể. Đồng nghĩa với việc bệnh nhi sẽ giảm hoặc mất hoàn toàn các triệu chứng và sinh hoạt bình thường về sau.

  • Phẫu thuật tạm thời

Trong một số trường hợp, chỉ định phẫu thuật tạm thời được đưa ra như một giải pháp tình thế trước khi thực hiện phẫu thuật sửa chữa tim. Phẫu thuật này đặt một đường vòng (shunt) giữa động mạch chủ và động mạch phổi, qua đó làm tăng lưu lượng máy lên phổi. Shunt sẽ được loại bỏ trong phẫu thuật sửa chữa tim chính thức.

Chăm sóc sau phẫu thuật tứ chứng Fallot

Các biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật có thể gặp gồm: phù phổi, hở van động mạch phổi, rối loạn nhịp tim… Bởi vậy có thể cần sử dụng thuốc hoặc những phẫu thuật khác để điều trị những biến chứng này. Cần theo dõi bệnh nhân suốt đời và can thiệp điều trị kịp thời các biến chứng khi chúng xảy ra.

Ngoài ra, các biến chứng nhiễm trùng, xuất huyết, hình thành cục máu đông cũng là biến chứng chung cho mọi cuộc phẫu thuật.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn