Chấn thương và đụng dập trong hoạt động thể thao của sinh viên Y Dược

Đây là loại tổn thương hay gặp nhất trong học tập, tập luyện và thi đấu thể thao thường xảy ra do bị ngã, bị va đập vào dụng cụ hoặc va chạm vào nhau trong thi đấu.

Chạm thương và đụng dập trong hoạt động thể thao của sinh viên Y dược

Chấn thương và đụng dập trong hoạt động thể thao của sinh viên Y Dược

Dưới đây là những thông tin mà bạn có thể tham khảo càng nhanh càng tốt.

Nguyên nhân gây chấn thương

Trong hoạt động thể thao vận động viên, sinh viên Y dược bị ngã hoặc bị va đập vào dụng cụ. Đây là sự tổn thương trên bề mặt da do quá trình cọ sát lâu dài tại một điểm nào đó với dày, quần áo, dụng cụ tập luyện hoặc cọ sát vào bộ phận cơ thể, do vận động viên bị ngã làm da cọ sát mạnh vào vật cứng trên nền sàn, đường chạy bê tông hoặc dụng cụ thi đấu gây xước.

Chỗ da xây xát sẽ tấy đỏ đau nhẹ xuất hiện nang chứa dịch trong, sau đó các nang này vỡ ra do cọ sát làm xuất hiện vùng ẩm ướt ngoài biẻu bì da dễ gây nhiễm khuẩn viêm loét.

Đau nhưng chảy máu không nhiều, mà chỉ rớm máu (chảy máu mao mạch) và chủ yếu là rỉ huyết tương. Tuy nhiên nếu xử lý không tốt có thể sẽ bị nhiễm trùng.

Đó là những tổn thương phần mềm không gây sự phá hủy toàn bộ giải phẫu bề mặt của da. Thông thường nó đi kèm với tổn thương  mạch máu và gây ra hiện tượng xuất huyết dưới da.

Nguyên nhân gây chấn thương

Nguyên nhân gây chấn thương

Các dấu hiệu khi bạn bị chán thương

Đau ở vùng bị chạm thương: do tổn thương và bị chèn ép ở các đầu mút của dây thần kinh.

  • Sưng nề: do đứt các mao mạch gây chảy máu trong.
  • Bầm tím: do dập nát các tổ chức bên trong gây chảy máu và tụ máu dưới da. Nếu chạm thương nông thì vết bầm tím thường xuất hiện ngay hoặc sau một vài giờ sau khi va đạp, còn trong trường hợp chạm thương sâu (cơ và màng xương) và có thể lan rộng xuống cả phía dưới chỗ chạm thương. Nhìn chung vết bầm tím thường biến màu dần từ màu tím sẫm sang xanh, vàng rồi mất đi.
  • Cảm giác đau gây khó khăn hoặc mất chức năng vận động.

Cách xử lý khi bị chấn thương

Bác sĩ tư vấn cho biết: Khi sinh viên viên Y dược bị chạm thương nên giữ yên vùng chi bị thương để giảm đau, giảm máu tụ và trong trường hợp cần thiết có thể hơi nâng cao chi bị thương lên.

Chườm lạnh ngay sau khi bị va chạm bằng túi nước đá, khăn lạnh, hoặc xịt Clorêtilamin. Trong ngày đầu chườm 20 – 30 phút rồi nghỉ 2 – 3 giờ và lại tiếp tục chườm thêm một lần nữa.

Cách xử lý khi bị chấn thương

Cách xử lý khi bị chấn thương

Sau đó tiến hành  băng ép nhẹ nếu bị đụng dập ở tứ chi thì băng ép chặt hơn và giữ bất động chi bị thương. Những ngày tiếp theo nếu thấy vết bầm tím không lan rộng ra nữa thì có thể chườm nóng và xoa bóp nhẹ nhàng để làm tan máu tụ và tăng sự tái hấp thụ của máu tụ.

Chú ý: Khi bị chạm thương mạnh vào vùng bụng  cần phải đặc biệt chú ý đến tình trạng của cơ quan trong ổ bụng và các biến chứng nguy hiểm như:

+ Vỡ tạng rỗng gây viêm phúc mạc.

+ Vỡ tạng đặc (gan, lách…) gây chảy máu trong. Lúc này có thể thấy sắc mặt nạn nhân rất nhợt nhạt, đau nhiều ở vùng bụng, sờ thấy thành bụng cứng, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, huyết áp hạ thấp và nạn nhân ợ, buồn nôn. Trong trường hợp này cầnphải đưa gấp nạn nhân tới bệnh viện để kịp thời cấp cứu.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn