Chuyên gia cảnh báo những nguy cơ đến từ Vape

Thuốc lá điện tử (Vape) là sản phẩm giống hình dạng và chức năng của thuốc lá truyền thống. Tuy nhiên khi hút không sinh ra khói mà một luồng hơi có cảm giác và mùi vị giống thuốc lá thường.

Chuyên gia cảnh báo những nguy cơ đến từ Vape

Chuyên gia cảnh báo những nguy cơ đến từ Vape

Theo đó, các chuyên gia y tế cảnh báo những nguy hiểm đến từ thuốc lá điện tử hay còn gọi là vape.

Vape hoạt động như thế nào?

Một loại thuốc lá điện tử mới có tên gọi là Vape, dùng để thay thế hút thuốc lá và có các hình dạng khác nhau như điếu thuốc lá hoặc cây bút. Vape được dùng để hút dung dịch ở trong máy và phả ra như hút thuốc lá thật và được quảng cáo là không hại bằng thuốc lá thật. Người ta coi hút Vape là hình thức cai nghiện thuốc lá.

Dung dịch thuốc được Vape đốt nóng và hơi sinh ra được dẫn vào khoang miệng

Vape chạy bằng pin và dung dịch thuốc chứa các chất như: glycerin, propylene glycol (giúp giữ nước cho dung dịch), nicotine và hương liệu. Vape không phải đốt cháy nên không sinh ra sản phẩm cháy nên được coi là an toàn hơn thuốc lá thật.

Nhưng thực tế thì không phải vậy, trong Vape vẫn có chứa nicotin nên vẫn có hại cho cơ thể dù với lượng rất nhỏ.

Thuốc lá điện tử cũng có Các kim loại độc hại

Thuốc lá truyền thống sử dụng lá cây và rễ cây làm thành phần, khi cây phát triển nó hút các kim loại trong đất vào và tích tụ lại. Khi bạn đốt cháy và hút vào cơ thể những kim loại này cũng được tích vào phổi và làm phổi suy yếu từng ngày. Người ta tưởng rằng thuốc lá điện tử không chứa các kim loại nhưng không phải, những nghiên cứu gần đây cho thấy trong thuốc lá điện tử cũng có chứa một số kim loại độc hại không an toàn cho cơ thể. Một số kim loại độc hại và các nguyên tố kim loại tương tự như thuốc lá thông thường, bao gồm cadmium, niken, asen, crom và mangan nhưng dĩ nhiên là hàm lượng những chất này trong thuốc lá điện tử thì ít hơn thuốc lá truyền thống nhưng vẫn vượt quá hàm lượng cho phép của cơ thể.

Thuốc lá điện tử cũng có Các kim loại độc hại

Thuốc lá điện tử cũng có Các kim loại độc hại

Trong Vape Vẫn chứa nicotine

Bác sĩ tư vấn: Thuốc lá thông thường gây hại nguy hiểm là do có chứa lượng lớn nicotin, còn trong Vape thì chỉ chứa 1 lượng nhỏ hơn nhưng nếu sử dụng trong thời gian dài thì vẫn rất nguy hiểm. Nicotin tác động vào hệ thần kinh gây an thần và kích thích khiến người ta cảm thấy sảng khoái do nicotine tác động lên tuyến thượng thận, giải phóng adrenaline, làm tăng nhịp tim, nhịp thở, huyết áp và gây hưng phấn ngoài ra nó còn giúp giảm lo âu, tăng acetylcholine và norepinephrine giúp tỉnh táo và cải thiện trí nhớ trong thời gian ngắn nên được nhiều người ưa dùng. Nhưng bên cạnh đó nicotin có chứa những tác hại nguy hiểm hơn nhiều.

Tác hại của thuốc lá điện tử

– Tăng xu hướng tạo thành cục máu đông, xơ vữa động mạch, phì đại mạch chủ, tăng huyết áp, loạn nhịp tim… ở hệ tuần hoàn.

– Ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, gây nôn, khó tiêu, viêm loét và ung thư.

– Làm rối loạn giấc ngủ, hạn chế dòng chảy máu lên não, dễ bị kích thích và khó kiểm soát hành vi.

– Rối loạn hô hấp, nhiễm độc phổi, ung thư.

– Là nguy cơ gây ra các vấn đề như tiểu đường type 2, béo phì,…

Các hương liệu gây hại cho cơ thể

một trong những yếu tố làm nên sự hấp dẫn của vape đó là hương liệu nhưng nó cũng là tác hại nguy hiểm. Chưa có quy định nào về hàm lượng của hương liệu trong vape nên hương liệu được sử dụng bừa bãi, không bị hạn chế, không kiểm soát được mà chúng  có thể sẽ sản sinh ra các gốc tự do gây hại khi bị đốt nóng.

Các hương liệu gây hại cho cơ thể

Các hương liệu gây hại cho cơ thể

 Gây nghiện

Do trong thành phần vẫn chứa nicotin là chất gây nghiện cực mạnh khiến con người đã sử dụng là khó dứt bỏ. ngoài ra Vape còn có các loại mùi hương khác nhau tùy người chọn theo sở thích. Hơn nữa, tâm lý người dùng nghĩ rằng vape không hại, nên chủ quan lạm dụng sản phẩm.

Dùng vape khiến bạn bị nghiện thay vì trông sành điệu hơn

Vape không phải là một phương pháp cai thuốc lá hiệu quả mà nó cũng gây hại cho người sử dụng. bạn nên dùng những biện pháp mà không có chứa nicotin như miếng dán, kẹo cao su, viên ngậm hoặc ống hít.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn