Khi cơ buồn ngủ xảy ra bất cứ thời gian nào, địa điểm nào mà không thể kiểm soát được, đó chính là cơn buồn ngủ kịch phát. Ban ngày vẫn thường có các cơn buồn ngủ bát ngờ.
- Dấu hiệu cảnh báo trầm cảm
- Khi trẻ bị tiêu chảy bạn cần phải làm gì?
- Bệnh giảm tiểu cầu và các vấn đề liên quan tới sức khỏe
Cơn ngủ kịch phát và những điều cần biết
Căn bệnh mãn tính này gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Những báo hiệu của cơn ngủ kịch phát
Người mắc bệnh này thường có những cơn buồn ngủ ngắn khoảng 15 phút một lần. Mặc dù cơ thể không hề thiếu ngủ nhưng những cơ buồn ngủ nhỏ ẫn diễn ra, sau khi tỉnh ngủ chỉ một thời gian ngắn sau lại có cảm giác buồn ngủ trở lại. Một số dấu hiệu nhận biết rất dễ thấy như:
– Cơn buồn ngủ có thể xảy ra bất kì thời gian nào, không gian nào như: khi làm việc, khi đang trò chuyện, sau khi ăn, khi lái xe… Người bệnh thường có cảm giác buồn ngủ cực độ.
– Người bệnh mất kiểm soát các cơ trên cơ thể, chân tay vận động khó khăn có thể gây ra các bất thường trong vận động trong một vài phút. Các cơ có thể bị mất trương lực hoàn toàn hoặc cũng có thể là chỉ một vài cơ ở các cơ quan mất đi trương lực.
– Khi người bệnh vừa tỉnh ngủ hoặc trong trạng thái buồn ngủ có thể bị ảo giác, đó là tình trạng thấy hoặc nghe những sự vật, sự việc không có thực.
– Lúc ngủ có thể xảy ra tình trạng bị bóng đè, chân tay không thể cử động được, hô hấp khó khăn trong một thời gian ngắn.
Những báo hiệu của cơn ngủ kịch phát
Nguyên nhân của những cơn ngủ kịch phát
Bác sĩ tư vấn cho biết: Chưa có một thông báo rõ ràng về nguyên nhân gây ra bệnh này, tuy nhiên hầu hết bệnh nhân bị mắc cơn ngủ kịch phát đều có thống kê về nồng độ Hypocretin trong máu thấp. Chất này đóng vai trò như một chất kích thích giúp cơ thể tỉnh táo. Cụ thể như sau: Hypothalamus là nơi tiết ra hypocretin điều hoà giấc ngủ, do phản ứng tự miễn của cơ thể, các tế bào này bị tổn thương, bị hư hại làm bất thường khả năng sản sinh hypocretin, lượng chất này bị giảm thấp hơn mức bình thường.
Thông thường người bị cơn ngủ kịch phát sẽ có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Bệnh phổ biến trong độ tuổi từ 15-30. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân có khả năng gây bệnh cao như: bệnh nhân từng bị chấn thương sọ não hoặc mắc phải các vấn đề liên quan tới thần kinh…
Điều trị và khắc phục các cơn ngủ kịch phát
Để có thể điều trị tận gốc căn bệnh này thì hiện tại chưa có phương pháp nào. Nhưng vẫn có các phương pháp can thiếp điều trị triệu chứng, giúp bệnh nhân khắc phục các cơn ngủ bất ngờ như:
– Bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số thuốc làm tăng thời gian ngủ ban đêm và giảm cảm giác buồn ngủ vào ban ngày cho người bệnh như: thuốc kích thích thần kinh modafinil, dextroamphetamine. Thuốc chống trầm cảm Effexor XR, imipramin… Cũng có thể dùng Xyrem, thuốc này đã được chấp nhận bởi FDA. Tuy nhiên các loại thuốc trên đều cần phải được sự cho phép của các bác sĩ, và sử dụng đúng theo chỉ dẫn để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Điều trị và khắc phục các cơn ngủ kịch phát
– Nếu thường xuyên bị ảo giác hoặc bị bóng đè thì bệnh nhân cần uống thuốc chống trầm cảm để làm giảm các triệu chứng này, đồng thời hỗ trợ kiểm soát giấc ngủ cho bệnh nhân.
– Người bệnh cũng cần có lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao; chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt cần tránh các thực phẩm, đồ uống có chất kích thích như đồ uống có cồn, cafein…
– Ngoài ra, các biện pháp như tập thể dục, tránh cà phê, rượu hoặc các chất có cồn; xây dựng thời gian biểu cho bản thân một cách khoa học, nghỉ ngơi hợp lý.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn