Đặc điểm của vảy là da khô, gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau, độ dày không đều, dễ bong, màu trắng đục như xà cừ phủ kín toàn bộ dát đỏ hoặc phủ một phần.
- Những lưu ý về chấn thương sai khớp khuỷu trong tập luyện
- Chảy máu cam – Nguyên nhân và cách xử trí
- Tại sao phải bổ sung acid folic cho phụ nữ mang thai?
Đặc điểm nhận biết bệnh vảy nến
Đặc điểm nhận biết bệnh vảy nến
Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, bệnh vảy nến là bệnh mạn tính, tiến triển theo từng đợt dai dẳng chiếm tỉ lệ khoảng 2-3% dân số tùy theo từng khu vực. Ở Việt Nam theo số liệu thống kê của viện da liễu Trung Ương năm 2010, tỉ lệ bệnh vảy nến chiếm 2.2% tổng số bệnh nhân đến khám. Hình thái lâm sàng của bệnh thường đa dạng, ngoài tổn thương da còn tổn thương niêm mạc, móng, xương khớp. Do ảnh hưởng của thuốc điều trị, hình ảnh lâm sàng của bệnh thay đổi dẫn đến khó chẩn đoán.
Căn nguyên của bệnh vảy nến hiện nay chưa rõ. Một số nghiên cứu cho thấy bệnh vảy nến có liên quan đến các rối loạn các yếu tố miễn dịch dà di truyền, thường bùng phát khi gặp các yếu tố thuận lợi. Người ta ghi nhận thấy có sự thay đổi miễn dịch ở bệnh này, các tế bào miễn dịch được hoạt hóa tiết các chất sinh học có tác dụng thúc đẩy quá trình tăng sinh làm rối loạn quá trình biệt hóa tế bào sừng.
Các yếu tố thuận lợi như stress ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần, tiền sử bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, chấn thương, nhiễm khuẩn hay sử dụng thuốc đặc biệt là corticoid, các đông nam dược không rõ nguồn gốc, không rõ thành phần và chưa được đánh giá hiệu quả trong điều trị bệnh, các bệnh nhân có tiền sử rối loạn nội tiết, rối loại chuyển hóa hoặc nghiện rượu
Bệnh diễn biến lâu ngày có thể gây chàm hóa, lichen hóa, bội nhiễm, ung thư da hiếm gặp, đỏ da toàn thân. Vảy nến khớp có thể gây biến dạng khớp, cứng khớp đặc biệt là khớp cột sống.
Bệnh vảy nến là bệnh chuyển hóa nguy hiểm
Dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến
Theo những tin tức Y Dược mới nhất, dấu hiệu nhận biết bệnh là các tổn thương da dát đỏ, giới hạn rõ với giới hạn da lành, trên dát phủ vảy da dễ bong. Đặc điểm của dát thường có màu đỏ hoặc hồng, số lượng thay đổi, kích thước khác nhau, danh giới rõ với da lành, hình tròn hoặc bầu dục hay nhiều hình vòng cung, sờ mềm, không đau, không thâm nhiễm. Vị trí tổn thương thường là các vị trí tì đè, vùng da bị cọ sát như khuỷu tay, đầu gối, mấu chuyển, các vết sẹo, bỏng, vết gãi
Đặc điểm của vảy là da khô, gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau, độ dày không đều, dễ bong, màu trắng đục như xà cừ phủ kín toàn bộ dát đỏ hoặc phủ một phần. Một số bệnh nhân có các thương tổn ở móng hình thái vân ngang, móng mất trong, có đốm trắng có thể biến mất hoàn toàn móng, có thể có mủ dưới móng( thể mủ). Thương tổn ở khớp gặp ở 20% bệnh nhân vảy nến, biểu hiện đau các khớp, hạn chế vận động, viêm một khớp hay viêm đa khớp. Tổn thương niêm mạc thường là niêm mạc quy đầu, viêm kết mạc mắt, viêm mí mắt…
Hiện nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến. Việc điều trị chủ yếu phối hợp các phương pháp điều trị hợp lý, tư vấn cho người bệnh hiểu và tuân thủ biện pháp điều trị của thầy thuốc, duy trì và thực hiện chế độ sinh hoạt, tránh yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn