Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh khá phổ biến, gây phiền toái cho người bệnh tuy nhiên không phải ai cũng có thể biết mình đang mắc chứng bệnh này?
- Tác dụng của đinh lăng trong việc nâng cao sức khỏe con người
- Dấu hiệu nhận biết chảy máu bên trong cơ thể
- Những công dụng tuyệt vời từ Bắp cải
Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, cấu trúc cổ của con người gồm 7 đốt sống, có đĩa đệm nằm giữa và có dây chằng nằm bên cạnh. Khi thói quen sinh hoạt không đúng, cùng với chế độ dinh dưỡng và quá trình lão hóa tự nhiên, đó là những lý do khiến cho cột sống cổ của chúng ta dễ bị vôi hóa, loãng xương, thoái hóa, thoát vị, từ đó khiến cho rễ thần kinh dễ dàng bị chèn ép kích thích viêm gây nên đau cho người bệnh.
Thoái hóa đốt sống cổ có nhiều dấu hiệu biểu hiện cụ thể một số biểu hiện như sau:
- Đau cột sống cổ cấp tính
Dấu hiệu cho thấy thoái hóa đốt sống cổ bắt đầu khởi phát đột ngột bằng những cơn đau nhói ở cổ, khiến người bệnh khi xoay cổ có thể nghe tiếng “khục” dẫn đến việc ngại xoay chuyển cổ. Khi nằm gối đầu quá cao, hoặc khi trời trở lạnh dẫn đến đau cột sống cổ, Đau ở vị trí đốt sống cổ tăng khi gắng sức, khi ho, giảm hoặc mất hẳn khi nghỉ ngơi, hoặc chỉ cần xoay trái phải hay ngước đầu lên trần nhà sẽ cảm thấy cứng và đau.
- Đau cột sống cổ mãn tính
Những cơn đau sẽ dẫn chuyển sang dạng mãn tính do sự thoái hóa diễn ra mạnh mẽ, thường là 30% sau 1 năm, 25% sau 1-5 năm, 19% sau 5-10 năm với các biểu hiện: người bệnh thường xuyên xuất hiện các cơn đau buốt, nhức mỏi cổ, cứng cổ mà không rõ lý do. Đặc biệt khi ngủ đầu dễ dàng bị tuột khỏi gối, khi tỉnh dậy có cảm giác rất khó chịu, đau cổ.
- Dấu hiệu hạn chế vận động
Người bệnh mắc chứng thoái hóa đốt sống cổ sẽ khó vận động cổ trong việc cúi ngửa xoay chuyển mình. Theo một số nghiên cứu, chúng ta có thể căn cứ vào tầm vận động bình thường để xác định những triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ đang ở giai đoạn nặng hay nhẹ cụ thể như sau:
Khi cúi cổ với góc nhỏ hơn 45 độ, cằm không chạm ức, cố gắng cúi cảm thấy đau.
Ngửa cổ với góc 45 độ, mắt không nhìn thẳng lên trần nhà mà góc nhìn sẽ bị chéo. Khi ngửa sẽ làm cho hai bên cổ thấy căng và đau.
Quay cổ trái phải với góc 45 độ tuy nhiên khi xoay bạn sẽ cảm thấy rất cứng, khó xoay thậm chí có người không thể xoay cổ.
Gập nghiêng trái phải với góc 45-60 độ sẽ xuất hiện hiện tượng bệnh nhân chỉ gập được 10 độ đã thấy rất đau.
Người bệnh mắc chứng thoái hóa đốt sống cổ sẽ khó vận động cổ
Cách phòng tránh thoái hóa đốt sống cổ
Đối với những cá nhân có công việc hay phải ngồi nhiều, hay cúi nhiều hoặc ngẩng đầu nhiều, như những người làm việc văn phòng, ngồi máy tính nhiều, hay người lao động nặng nhọc cần thường xuyên dành thời gian xoa bóp và chăm sóc vùng vai gáy, cổ, để cổ được thư giãn, bằng cách vươn vai sau khoảng 1-2 giờ làm việc, tránh việc phải ngồi liên tục trong thời gian dài, bên cạnh đó cần phải chú ý phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh khỏi những căng thẳng cho vùng cột sống cổ,
Cần ngồi đúng tư thế làm việc, vận động sao cho phù hợp, luyện tập thể dục nhẹ nhàng, không nên vặn bẻ cổ khi thấy mỏi, điều này sẽ khiến cho quá trình thoái hóa diễn ra mạnh mẽ hơn. Dược sĩ Đại học chia sẻ, bệnh nhân cũng cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi để giúp xương chắc khỏe hơn và phòng tránh được các bệnh về xương khớp. Đồng thời khi phát hiện bị bệnh bạn cần thường xuyên nghỉ ngơi, kết hợp các phương pháp xoa bóp, trị liệu nhằm hạn chế quá trình thoái hóa diễn ra.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn