Hoa mắt, chóng mặt khi tập Gym là một hiện tượng khá phổ biến, đặc biệt là ở những người mới tập. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này và cách khắc phục ra sao?
- Những phương pháp giúp cải thiện hiệu quả tình trạng gù lưng
- Những vấn đề cần lưu ý khi ăn theo chế độ low-carb
- Sâu răng và những điều cần biết
Nguyên nhân gây chóng mặt khi tập Gym
Nguyên nhân gây ra hiện tượng chóng mặt khi tập Gym
Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn là một phản ứng của cơ thể khi hoạt động quá sức. Vấn đề này không chỉ gặp ở những người đi tập gym mà còn ở nhiều bộ môn thể thao khác mà nguyên nhân chính là do:
Cơ thể thiếu dinh dưỡng
Trong tập luyện thể hình nói riêng và các bộ môn thể thao khác nói chung thì dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng. Khi cơ thể không được nạp đủ năng lượng sẽ không thể đáp ứng được sự hoạt động của cơ thể. Những người ăn uống không đủ chất sẽ rất dễ gặp phải hiện tượng hoa mắt, chóng mặt khi tập luyện, bởi không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể khiến đường huyết bị tụt.
Trước khi đi tập Gym hay chơi một môn thể thao nào đó thì hãy ăn một bữa nhẹ để bổ sung năng lượng cần thiết cho buổi tập hoàn chỉnh, tránh hiện tượng hoa mắt, chóng mặt xảy ra nhé.
Đi tập với cái bụng đầy thức ăn
Trái ngược với trường hợp trên, nhiều người khẳng định đã ăn uống đầy đủ trước khi tập nhưng vẫn thấy khó chịu, nôn nao.
Thật ra, chúng ta đều biết không nên ăn quá no trước khi vận động mạnh. Sau mỗi bữa ăn, cơ thể cần thời gian tiêu hóa. Nếu bạn ăn nhiều, thức ăn di chuyển xuống tạo áp lực cho bao tử, máu phải bơm xuống để tiêu hóa thức ăn. Trong khi đó, cơ bắp lúc tập luyện của bạn cũng đòi hỏi máu bơm lên để phục hồi. Lúc này, cơ thể sẽ bị quá tải, thức ăn không được tiêu hóa gây nặng bụng, cơ bắp cũng không được nuôi dưỡng gây ra cảm giác mệt mỏi, rã rời, dễ dẫn tới tình trạng trào ngược dạ dày.
Máu không kịp bơm máu tới cơ
Theo chia sẻ từ các Bác sĩ tư vấn, việc các mạch máu của bạn khá nhỏ, khiến lưu lượng máu đưa lên cơ bắp không đủ để đáp ứng cho việc tập luyện. Cơ bắp không được phục hồi kịp thời sẽ gây cảm giác chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi.
Không uống đủ nước
Việc bổ sung nước trong lúc tập luyện là rất cần thiết. Nước đóng vai trò quan trọng trong việc tuần hoàn máu, mất nước khiến lượng máu di chuyển lên não không đủ. Nếu bạn không bổ sung đủ nước trước, trong và sau khi tập, sẽ xảy ra hiện tượng khô miệng, chóng mặt, nhức đầu.
Hít thở sai cách
Việc hít thở sai cách rất thường gặp ở những người mới tập do chưa quen với việc điều hòa nhịp thở, bạn có thể thở quá nhanh, quá chậm hoặc thậm chí nín thở khi thực hiện động tác. Nếu bạn hít thở không đúng, không đủ sâu thì sẽ không cung cấp đủ oxy cho não, từ đó dẫn đến xây xẩm, chóng mặt.
Tập luyện quá sức
Việc ép cơ thể hoạt động quá sức chịu đựng, đặc biệt là khi nó chưa quen với cường độ tập luyện sẽ gây ra cảm giác choáng váng, chóng mặt. Tình trạng này thường xảy ra khi bạn bỏ qua các bước khởi động, hoặc tập luyện không theo trình tự từ thấp lên cao, nôn nóng đốt cháy giai đoạn. Việc tập luyện quá sức chịu đựng của cơ thể không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt mà theo khuyến cáo từ các Giảng viên Cao đẳng Vật Lý Trị Liệu và Phục Hồi Chức Năng cho biết việc tập luyện quá sức sẽ khiến sức chịu đựng của cơ bắp bị quá tải, dễ dẫn tới chấn thương.
Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng hoa mắt, chóng mặt khi tập luyện thể hình, nó có thể là do một bệnh lý nào đó như bệnh tụt huyết áp, người có tiền sử bệnh tim, tiền đình…Nếu hiện tượng hoa mắt chóng mặt khi tập luyện xảy ra thường xuyên thì cần phải thăm hỏi ý kiến của bác sĩ.
Cách khắc phục tình trạng hoa mắt, chóng mặt khi tập Gym
Để có thể khắc phục được tình trạng chóng mặt, hoa mắt trong khi tập Gym thì mọi người phải hiểu rõ về những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như đã liệt kê ở trên. Việc khắc phục sẽ dựa trên những nguyên nhân, cụ thể như:
Cách khắc phục tình trạng chóng mặt khi tập Gym
Xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp
Bạn cần xây dựng một thực đơn dinh dưỡng phù hợp với lịch tập luyện của mình. Trong thực đơn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể, đặc biệt là tinh bột. Không nên đi tập khi bụng đói hoặc quá no để tránh xảy ra hiện tượng chóng mặt xảy ra.
Tập luyện đúng cách
Hãy thực hiện các bài tập theo thứ tự từ dễ đến khó, từ nặng đến nhẹ để cơ thể làm quen và bắt nhịp được với việc tập luyện, không ngừng chạy hoặc ngừng tập bất ngờ. Cần lượng sức mình để lựa chọn những bài tập với cường độ phù hợp, không cố quá.
Lưu ý tuyệt đối không được bỏ qua khâu khởi động trước khi tập nếu không muốn cơ thể bị sốc do vận động đột ngột. Cơ bắp cũng như tim của bạn chưa quen với trạng thái vận động cần thời gian thích nghi để không xảy ra hiện tượng chóng mặt, choáng hay nặng hơn là ngất xỉu khi tập.
Cung cấp đủ nước
Một trong những nguyên tắc quan trọng cần nhớ là không được để cơ thể thiếu nước trong suốt quá trình tập luyện. Trước khi tập từ 1-2 tiếng, bạn nên bổ sung khoảng 500ml nước cho cơ thể. Trong khi tập, cứ khoảng 20 phút thì bạn lại cần uống 200-300ml. Lưu ý rằng chỉ uống chậm rãi thành từng ngụm nhỏ, không nạp vào cơ thể quá nhiều nước cùng một lúc. Sau khi tập xong và nghỉ ngơi 5-10 phút, bạn lại tiếp tục uống để bù đắp lượng nước đã mất khi tập.
Điều hòa nhịp thở
Nhiều bạn mới tập gym thường không biết cách hít thở trong lúc tập luyện như thế nào cho đúng. Hãy cố gắng ghi nhớ nguyên tắc trong việc hít thở giúp cung cấp đủ oxy cho não, thực hiện động tác được chuẩn hơn đó là “dùng lực thì thở ra không dùng lực thì hít vào” hay” co cơ thì thở ra giãn cơ thì hít vào” .
Hãy hít bằng mũi và thở bằng miệng: Ưu điểm thở bằng miệng giúp cho việc điều chỉnh lấy hơi cho lần kế tiếp nhanh hơn, áp dụng cho các mức tạ nặng và các bài tập đặc biệt thời gian ngắn.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn