Bệnh vảy nến là chứng bệnh ngoài da có thể gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi, căn bệnh này đã không còn xa lạ với nhiều người, vậy nguyên nhân gây bệnh vẩy nến là gì?
- Bệnh nhân bị lao phổi nên ăn gì?
- 5 bí quyết để gan luôn khỏe mạnh có thể bạn chưa biết
- Các loại nấm, rong biển hỗ trợ điều trị ung thư
Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến
Bệnh vảy nến là chứng bệnh ngoài da rất hay gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi, căn bệnh này đã không còn xa lạ với nhiều người. Tỷ lệ mắc bệnh vảy nến khác nhau tùy vào từng quốc gia, vùng miền. Điều nhiều người quan tâm là bệnh vảy nến lây truyền như thế nào, mức độ nguy hiểm ra sao? Cùng tiểu hiểu trong bài viết dưới đây.
Bệnh vảy nến là gì?
Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, bệnh vảy nến là một trong những bệnh da liễu mang tính chất mãn tính, trên da thường xuyên xuất hiện từng mảng vảy và tự mất đi, tại những vùng da bị bệnh, quá trình tái tạo diễn ra nhanh hơn bình thường, tích tụ lại và tạo thành những vảy óng màu bạc phủ trên bề mặt lớp da. Quá trình tổn thương tạo mảng vảy có thể lan ra toàn thân, vậy nên không được coi thường quá trình diễn biến của bệnh.
Những ai sẽ là người dễ mắc bệnh vảy nến? đó là câu hỏi nhiều người quan tâm, tất nhiên đã là bệnh thì mọi lứa tuổi giới tính đều có thể bị nhiễm bệnh. Thường bệnh này phổ biến ở người trưởng thành, tỷ lệ nam và nữ mắc bệnh đều như nhau, không có sự khác biệt quá lớn. Theo nhiều nghiên cứu, bệnh vảy nến có tính di truyền nên có thể di truyền sang các thế hệ sau trong gia đình, từ cha mẹ sang con cái hoặc từ ông bà sang con cháu.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Vì tính chất mãn tính và phổ biến của bệnh, y học đã tìm ra các nguyên nhân hình thành bệnh, có nhiều nguyên nhân gây ra vảy nến cụ thể như sau:
- Di truyền: như đã nhắc ở trên, bệnh vảy nến có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vậy nên đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh vảy nến cho các thế hệ sau.
- Rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể: hệ miễn dịch của chúng ta đôi khi hoạt động không đúng quy trình có thể điều chỉnh sai chức năng như tác động chính trực tiếp vào biểu bì da, khiến các tế bào này chết đi tạo vảy.
- Bị stress quá nhiều cũng là nguyên nhân gây bệnh. Do trong công việc, đời sống bị áp lực quá nhiều tạo nên tâm lý nặng nề hoặc có thể tự ti xấu hổ về bản thân, căng thẳng kéo dài cũng là tác nhân nguồn gốc của bệnh vảy nến.
- Do ảnh hưởng của môi trường bị ô nhiễm, các chất độc hại, các chất phóng xạ…dễ gây kích ứng da và phát bệnh.
- Do chấn thương phần thượng bì từ việc bị xây xước, hoặc không chú ý chăm sóc, chữa trị kịp thời nên dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập tạo nên bệnh ngoài da.
- Người bệnh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều, nhiễm độc từ các tia tử ngoại.
- Lạm dụng thuốc tràn lan để lại tác dụng phụ và đó có thể là nguyên nhân của bệnh vảy nến.
Bệnh vảy nến là chứng bệnh ngoài da rất hay gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi
Bệnh vảy nến lây lan như thế nào?
Dược sĩ Đại học tư vấn, vảy nến là bệnh tự miễn, xảy ra ở những người bị rối loạn biệt hóa tế bào thượng bì, làm đẩy nhanh quá trình thay thế da cũ và tái tạo da mới gấp nhiều lần người thường. Các chuyên gia da liễu cho biết, bệnh vảy nến không được xem là bệnh truyền nhiễm lây qua tiếp xúc, đường máu hay đường tình dục. Tuy nhiên bệnh vảy nến có yếu tố di truyền chiếm đến 30% trong số bệnh nhân mắc bệnh có người nhà là cha mẹ anh chị em ruột cũng từng mắc.
Ngoài ra phải nhắc đến các nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến là nhiễm khuẩn, tác dụng phụ của thuốc, hậu quả stress, môi trường…
Bệnh xuất hiện những vảy màu trắng nổi lên bề mặt da, trong đó các vùng da bị như mặt, khủy, đầu gối, bàn chân. Xuất hiện vết rạn nứt da gây đau rát cho người bệnh. Da trở nên ngứa, có màu đỏ, và có thể lở loét do gãi, dần dần trở nên khô da, các khớp sưng tấy và cứng lại. Ở những người bị vảy nến thường có tổn thương khớp.
Những nguyên nhân và triệu chứng điển hình nhất đã phần nào giúp chúng ta nhận biết về bệnh vảy nến, từ đó đưa ra cách để phòng tránh bệnh kịp thời.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn