Trẻ em ngày nay có mức phát triển tâm sinh lý nhanh, phức tạp hơn nhiều so với các thế hệ trước nên trẻ dễ mắc một số chứng bệnh nguy hiểm cần được khám và điều trị kịp thời.
- Khám phá một số bí quyết tăng tuổi thọ cho người cao tuổi
- Calci và vai trò với sức khỏe
- Bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn biện pháp xử lý khi bị sốt cao
Những bệnh lý tâm thần thường gặp ở lứa tuổi dậy thì
Những bệnh lý thường gặp ở lứa tuổi dậy thì
- Stress
Theo các Bác sĩ chuyên khoa, độ tuổi nhạy cảm này thường dễ bị áp lực từ học tập, gia đình, bạn bè… Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, căn bệnh stress rất phổ biến, nhất là ở lứa tuổi dậy thì. Khi rơi vào trạng thái stress, các em sẽ cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, lo âu, suy nghĩ nhiều… Nguy hiểm hơn, stress ở lứa tuổi dậy thì còn có thể dẫn đến hành vi tự tử.
- Rối loạn đời sống tâm lý
Tuổi dậy thì là lứa tuổi có rất nhiều thay đổi về tâm sinh lý, dễ bị tác động bởi chuyện học hành, bài vở, nhất là khi bước vào mùa thi. Điều này khiến trẻ bị suy giảm, tinh thần mệt mỏi, lo âu, rối loạn tâm lý… việc ăn uống và sinh hoạt thất thường ở lứa tuổi này cũng dễ khiến các em dễ mắc bệnh hơn. Các biểu hiện dễ thấy nhất của căn bệnh rối loạn tâm lý là mất ngủ, mệt mỏi, biếng ăn, dễ cáu gắt, lo âu, học tập giảm sút… nói năng lung tung, khóc cười vô cớ, dễ hoảng sợ, ngại tiếp xúc với người khác…,
- Rối loạn cảm xúc
Rối loạn cảm xúc gây nên những bất ổn về tinh thần như chuyển từ cảm xúc hưng phấn sang cảm xúc ức chế một cách nhanh chóng hoặc ngược lại. Nguyên nhân của căn bệnh này thường là do những biến đổi ở tuổi dậy thì sẽ khiến các em nhạy cảm hơn, dễ bị tác động bởi các áp lực trong học tập, làm việc
- Rối loạn hành vi
Khi mắc Rối loạn hành vi, các em thường có hành vi xâm phạm sớm và rất khó thích ứng với xã hội. Một số trường hợp có thể thích ứng với các hoạt động xã hội nhưng vẫn có hành vi chống đối, phạm pháp.
- Trầm cảm
Dược sĩ Đại học tư vấn, căn bệnh này thường rất dễ mắc phải ở lứa tuổi dậy thì. Do độ tuổi nhạy cảm này dễ chịu áp lực từ xung quanh, từ học hành, bố mẹ, thầy cô, bạn bè hay cả từ các chất kích thích…Trầm cảm là căn bệnh rối loạn tâm thần với nhiều triệu chứng như hay buồn bã, không quan tâm tới mọi thứ xảy ra xung quanh và cả với bản thân, dễ mệt mỏi, mất hi vọng vào tương lai…Khi bị trầm cảm, các em thường tự cô lập mình với thế giới bên ngoài. Thậm chí, rất nhiều em chỉ quan tâm tới thế giới “ảo” và sống với thế giới này. Điều này khiến cho cuộc sống của các em trở nên nhàm chán, u ám, thiếu niềm tin…
Biện pháp phòng những rối loạn tâm lý tuổi dậy thì
Biện pháp phòng những rối loạn tâm lý tuổi dậy thì
- Khi có biểu hiện của các bệnh tâm lý như trên, các em nên tâm sự với người thân trong gia đình hoặc bạn bè để tìm sự giúp đỡ.
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Tránh tiếp xúc với các loại phim ảnh, các trò chơi bạo lực hay văn hóa phẩm đồi trụy…
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể bằng các thực phẩm lành mạnh.
- Chăm chỉ tập thể dục để tăng cường sức khỏe.
- Nếu bệnh không giảm hoặc có các dấu hiệu nặng hơn, các em hãy tới gặp bác sĩ tâm lý ngay để có hướng điều trị kịp thời
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đọc đã hiểu hơn về những diễn biến tâm lý ở lứa tuổi dậy thì.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn