Thời tiết chuyển mùa khiến dịch sởi bùng phát, trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm sởi rất cao, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị có thể để lại những biến chứng rất nguy hiểm.
- Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ
- Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa đốt sống cổ
- Khái niệm, nguyên nhân của rối loạn đối lập thách thức (ODD)
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ mắc sởi tại nhà
Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính có khả năng lây lan rất cao, với các triệu chứng như sốt, phát ban, chảy nước mũi, mắt đỏi, ho, … bệnh có thể lây thành dịch. Nguyên nhân gây sởi là do một loại virus thuộc giống morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Sởi lan truyền nhanh thông qua các dịch tiết mũi họng của người bị nhiễm bệnh theo không khí thoát ra bên ngoài thông qua ho hoặc hắt hơi.
Biểu hiện khi trẻ bị sởi
Giai đoạn ủ bệnh: 8 – 11 ngày: Thường không có biểu hiện lâm sàng, trẻ bị sốt nhẹ thường khó nhận biết
Giai đoạn khởi phát: thời gian kéo dài 3-5 ngày với sốt nhẹ hoặc vừa, rồi sốt cao. Xuất hiện các triệu chứng như: co giật, đau nhức đầu, viêm kết mạc mắt đỏ có gỉ kèm nhèm & sưng nề mi mắt, viêm xuất tiết mũi, họng: Chảy nước mắt nước mũi, ho. Còn có thể có hạch ngoại biên to, giai đoạn này có tỷ lệ lây lan rất cao.
Giai đoạn mọc ban: thời gian kéo dài 4-6 ngày. Đây là giai đoạn trẻ bị sởi có những biểu hiện điển hình và rất dễ nhận biết. Trong 2 ngày đầu tiên ban xuất hiện ở phần trên của cơ thể ban tuần tự mọc ở sau tai, lan ra mặt rồi lan xuống đến cổ, ngực, lưng, tay, đến ngày thứ 3 ban lan đến chân. Dạng ban là ban hồng, dát sẩn, ban nhỏ hơi nổi gờ trên mặt da, xen kẽ các ban có khoảng da lành, khác với ban khi bị sốt xuất huyết. Ban mọc rải rác hay lan rộng dính liền với nhau thành từng đám tròn 3-6 mm.
Giai đoạn hồi phục: Ban bắt đầu biến mất theo thứ tự như nó đã mọc. Sau khi ban bay có để lại vết thâm trên da và sẽ mất dần. Thông thường khi ban bắt đầu mất dần thì trẻ hết sốt, trừ khi có biến chứng thì trẻ vẫn sốt sau khi ban bay.
Bệnh sởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng như: viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, viêm não cấp tính trường hợp này chiếm khoảng 0,1% số ca mắc sởi, tiêu chảy, viêm phổi do bội nhiễm các vi khuẩn tụ cầu Influenzae tuýp B, Hemophilus, thể lao tiềm ẩn tái bùng phát do cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch.
Cần cách ly trẻ bị sởi với những trẻ không bị bệnh
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà
Dược sĩ Đại học cho biết hiện nay chưa có loại thuốc nào có thể hỗ trợ điều trị bệnh sởi hầu hết chỉ là các loại thuốc hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh, do đó việc chăm sóc đúng các cho trẻ là một việc rất quan trọng, bố mẹ cần lưu ý như sau
Cần cách ly trẻ bị sởi với những trẻ không bị, cho trẻ nghỉ ngơi nơi ở phòng yên tĩnh, tránh tiếp xúc ánh sáng trực tiếp những đảm bảo môi trường thoáng đãng, sạch sẽ, giữ vệ sinh thân thể, răng miệng cho trẻ bằng nước ấm.
Cần cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dạng lỏng, dễ tiêu hóa, nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ để trẻ ăn nhiều lần trong ngày, không nên cho trẻ ăn thức ăn có lượng chất xơ lớn vì có thể khiến cho trẻ chảy máu và mọc ban cả ở đường tiêu hóa.
Khi trẻ bị sốt cao, có thể sử dụng paracetamol để hạ sốt cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ, nếu trẻ vẫn không giảm thì cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi điều trị.
Trẻ bị nhiễm bệnh và những người tiếp xúc với trẻ cần đeo khẩu trang y tế, rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn