Trong hoạt động thể thao của sinh viên Y Dược hay gặp chấn thương sai khớp khi chơi các môn như nhảy cao, thể dục dụng cụ…Vậy bạn cần lưu ý điều gì khi bị sai khớp khửu?
- Những điều mẹ bầu cần biết về double test
- Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị
- Dấu hiệu nhận biết bệnh Herpes sinh dục và cách phòng tránh
Những lưu ý về chấn thương sai khớp khuỷu trong tập luyện
Dưới đây là thông tin chi tiết mà bạn cần biết.
Sai khớp khuỷu là gì?
Sai khớp khuỷu là loại sai khớp thường gặp trong hoạt động thể dục thể thao sau khớp vai và cũng được chia làm 2 loại là sai khớp về phía trước (mỏm khuỷu chạy ra phía trước, lồi cầu xương cánh tay ở phía sau thường sai khớp phức tạp kèm theo gãy mỏm khuỷu) và sai khớp về phía sau (mỏm khuỷu ở phía sau, lồi cầu xương cánh tay vượt qua mỏm vẹt nằm pr phía trước).
Sai khớp về phía sau thường hay gặp hơn, còn sai khớp về phía trước thường ít gặp nhưng nếu xảy ra thường thuộc loại sai khớp phức tạp hoặc gãy mỏm khuỷu phải phẫu thuật phục khớp.
Nguyên nhân gây sai khớp khửu
Những nguyên nhân sau đây gây chấn thương sai khớp khuỷu sinh viên Y dược nên biết:
Trong mọi trường hợp khi khớp khuỷu đang gập mà bị lực mạnh tác động trực tiếp vào phía sau làm gãy mỏm khuỷu thì đều sẽ dẫn đến sai khớp về phía trước, còn khi khớp khuỷu duỗi, hoặc dạng quá mức (ngã, bàn tay chống đất) làm lồi cầu xương cánh tay vượt qua mỏm vẹt sẽ dẫn đến sai khớp về phía sau.
Đây là loại sai khớp thường hay gặp trong hoạt động thể dục thể thao, đặc biệt là trong các môn như thể dục dụng cụ, bóng đá, bóng rổ, bóng ném, chạy vượt rào, nhảy cao.
Nguyên nhân gây sai khớp khửu
Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán
Bác sĩ tư vấn: Chẩn đoán sai khớp khuỷu cho các bạn sinh viên Y dược nhận biết thường rất đơn giản:
+ Nếu sai khớp về phía sau khớp khuỷu sẽ ở tư thế bán gấp, không gấp duỗi được, chi sai ngắn lại, khu tam giác khớp phình to, đường kính trước sau khớp rộng ra, cục bộ sưng to, sờ sau khớp sẽ thấy mối quan hệ tam giác sau khớp thay đổi.
+ Bình thường mỏm khuỷu, lồi cầu trong, ngoài khi gấp khớp khuỷu sẽ tạo thành hình tam giác cân, còn khi duỗi khớp đỉnh của 2 lồi cầu và mỏm khuỷu sẽ nằm trên một đường thẳng.
Đối với sai khớp về phía trước khi khớp khuỷu ở tư thế duỗi thẳng vị trí của mỏm khuỷu sẽ thay đổi, mối quan hệ tam giác ở phía trước và sau bị phá vỡ.
Phương pháp phục khớp
Đối với sai khớp về phía sau phương pháp phục khớp thường tương đối dễ, nhưng nếu không thận trọng thì sẽ rất dễ làm gãy mỏm vẹt và làm cho chấn thương trở thành phức tạp hơn.
Khi phục khớp tốt nhất là nên thực hiện ngay tại hiện trường và cũng không cần phải gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân.
Phương pháp phục khớp
Phương pháp cụ thể thường được tiến hành như sau:
+ Để nạn nhân ngồi cao, cần 2 người khoẻ mạnh (một chính, một phụ), người phụ đứng phía sau dùng 2 tay nắm chặt vào chính giữa cánh tay của nạn nhân giữ không cho vai tụt xuống, người chính đứng đối diện để hổ khẩu của tay phải, hoặc trái (cùng chiều với bên sai) vào hõm khớp khuỷu, ngón cái và 4 ngón còn lại vòng sang 2 bên và tay kia nắm chặt cổ tay của nạn nhân (động tác chuẩn bị).
+ Sau khi đã chuẩn bị xong, người phục khớp chính duỗi thẳng tay rồi từ từ dồn lực vào tay đè vào hõm khớp để đưa mỏm vẹt của xương cẳng tay xuống thấp hơn hõm ròng rọc đầu dưới của xương cánh tay.
+ Khi đã đè hết sức thì từ từ làm động tác gấp khớp khuỷu để nhờ lực kéo của cơ nhị đầu cánh tay đưa ròng rọc của xương cánh tay vào hõm sigma lớn của xương trụ. Sau khi phục khớp, phải dùng thuốc bó, băng dính hoặc thạch cao để cố định khớp trong 2 – 3 tuần.
+ Sau đó bắt đầu cho tập bằng các động tác gấp duỗi các cơ ở khớp cổ tay và khớp khuỷu để tăng độ ổn định và khả năng hoạt động của khớp. Đối với các động tác như xà đơn, vòng treo, ngựa, santô thì thường phải sau từ 2 đến 3 tháng mới có thể tham gia tập luyện.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn