Sắt là yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, được biết nhiều nhất với vai trò tạo máu, nên khi có thiếu máu thường được bác sĩ chỉ định bổ sung thêm chất sắt.
- Biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ hiệu quả
- Hội chứng thận hư và những nguy hiểm khó lường
- Bà bầu bị mắc sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
Sắt cần cho sức khỏe như thế nào?
Vai trò của sắt với cơ thể người
Sắt là một chất hóa học với số hiệu nguyên tử 26 trong bảng hệ thống tuần hoàn, ngoài tự nhiên sắt là chất nhiều thứ 4 của trái đất, sắt tồn tại dưới dạng sắt kim loại (Fe) và oxit sắt ( tồn tại ở các trạng thái từ Fe-2 đến Fe+7, phổ biến nhất là Fe+2 và Fe+3). Cơ thể con người chứa khoảng 2,5 – 4g sắt, lượng sắt phụ thuộc vào chủng tộc, giới tính, tuổi, kích thước cơ thể, tình trạng dinh dưỡng… Trong cơ thể sắt phân bố khắp nơi, đặc biệt có nhiều trong huyết sắc tố. Vai trò của sắt với cơ thể:
Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, Sắt có chức năng vận chuyển và lưu trữ oxy: Sắt (Fe2+ ) là thành phần quan trọng trong các Hemoglobin (Hb) và Myoglobin. Hemoglobin là chất tạo nên màu đỏ của hồng cầu, có vai trò quan trọng trong vận chuyển oxy trong máu, sắt là thành phần quan trọng trong nhân hem của Hb. Myoglobin chỉ có ở cơ vân, có tác dụng dự trữ oxy cho hoạt động của cơ. Như vậy nếu như thiếu sắt sẽ ảnh hưởng tới khả năng vận chuyển oxy máu và dự trữ oxy tại cơ.
Thêm vào đó, sắt còn cần thiết cho quá trình tạo hồng cầu, do quá trình biệt hóa từ tế bào non trong tủy xương thành hồng cầu trưởng thành cần có sắt. Hồng cầu là tế bào không có nhân, chỉ có thể sống được khoảng 120 ngày, khi hồng cầu chết sẽ được chuyển tới gan, tủy xương, lách. Tại lách, sắt và protein của hồng cầu chết được tái sử dụng để tạo hồng cầu mới, phần còn lại của của Hb thoái hóa thành bilirubin chuyển đến gan và bài tiết qua mật. Ngoài ra sắt còn tham gia vào cấu trúc lên một số protein, enzyme cần cho chuyển hóa các chất trong cơ thể.
Vậy nên nói sắt có vai trò rất quan trọng với cơ thể, sắt trong cơ thể liên tục được luân chuyển và tái sử dụng để tạo hồng cầu mới, một phần sắt được đào thải ra ngoài theo chu trình thoái hóa hemoglobin thành bilirubin. Nên việc bổ sung sắt qua chế độ ăn uống là điều cần thiết. Sắt có trong thực phẩm từ động vật (sắt hem) và thực vật (sắt không hem), sắt được hấp thu ở ruột non. Sự hấp thu này phụ thuộc vào mức độ thiếu sắt của cơ thể, hoạt động của thành ruột và sự có mặt của các chất khác. Ví dụ như protein nguồn gốc động vật, độ acid dạ dày cao làm tăng hấp thu sắt, ngược lại calci làm giảm hấp thu sắt…
Sắt có chức năng vận chuyển và lưu trữ oxy
Nên bổ sung sắt như thế nào cho phù hợp?
Nhu cầu về sắt cho các nhóm đối tượng khác nhau cũng sẽ có sự khác biệt. Do sắt sẽ mất đi qua phân, nước tiểu, kinh nguyệt và cho phát triển nên nhóm nữ trong độ tuổi dậy thì và phụ nữ có thai nhu cầu sắt là cao hơn cả. Lượng sắt mất đi hàng ngày qua phân nước tiểu hay qua kinh nguyệt gọi là mất sắt sinh lý nên theo tính toán tổng lượng sắt cần hấp thu bổ sung 0,9-2,2 mg/ ngày.
Dược sĩ Đại học tư vấn, sắt cần cho sự phát triển vì khi cơ thể lớn lên tăng cả về khối lượng và thể tích máu. Cả 2 hoạt động này đều cần sự có mặt của sắt, từ khi sinh ra tới khi trưởng thành tổng lượng sắt trong cơ thể tăng từ 0,5 – 5g. Nên nếu như không đảm bảo cung cấp chắc chắn sẽ gặp tình trạng thiếu sắt.
Trong quá trình mang thai nhu cầu về sắt tăng cao hơn rất nhiều, do lượng máu tăng gấp 1,5 lần cần sắt cho tạo hồng cầu mới và thai nhi phát triển cũng cần sắt cho tạo hình cơ thể, thêm vào đó khi sinh đẻ sẽ mất rất nhiều máu. Nên theo khuyến nghị, lượng sắt cần hấp thu hàng ngày là 3mg/ngày.
Để đảm bảo đủ sắt cho cơ thể có thể bổ sung qua thực phẩm giàu sắt ( Thịt nạc, gan động vật, đậu đỗ, rau lá xanh…) các dụng cụ nấu nướng bằng sắt, gan cũng làm tăng lượng sắt trong thức ăn. Ngoài ra các sản phẩm bổ sung sắt tổng hợp như viên uống, sữa, nước mắm… cũng là nguồn cung cấp sắt quan trọng.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn