Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất với phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt trong khoảng thời gian 6 tháng đầu, dưới đây là những lợi ích không thể phủ nhận của sữa mẹ.
- Tác dụng của táo ta đối với sức khỏe con người
- Triệu chứng ù tai không nên bỏ qua
- Những điều cần biết về cây ích mẫu
Sữa mẹ có lợi ích và vai trò như thế nào đối với trẻ nhỏ
Sữa mẹ có lợi ích như thế nào?
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, sữa mẹ giúp trẻ hấp thu tốt và đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển IQ của bé. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong năm đầu đời các dây thần kinh của trẻ cần được myelin hóa tốt cần hai chất quan trọng trong sữa mẹ là galactose, acid béo arachidonic và linoleic, do vậy trẻ được bú mẹ đầy đủ trong năm đầu tiên có sự phát triển trí não tốt hơn trẻ không được bú mẹ hoặc bú mẹ không đủ.
Sữa mẹ có chứa kháng thể IgA giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn trong vòng 6 tháng đầu đời. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp gắn kết tình cảm mẹ con, tiết kiệm được kinh phí mua sữa ngoài, góp phần vào việc kế hoạch hóa gia đình và không chỉ vậy còn có lợi ích về mặt thẩm mỹ cho mẹ, những bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ nhanh về dáng hơn những bà mẹ nuôi con bằng sữa ngoài.
Đặc điểm của sữa non
Dược sĩ Đại học chia sẻ sữa non có từ tháng thứ 4 của thời kì mang thai và tồn tại đến 6 ngày sau sinh, màu vàng nhạt, đặc và có pH=7,7. Đây là nguồn dinh dưỡng đầu tiên mà trẻ tiếp nhận khi ra đời, thành phần sữa non chứa rất nhiều protein, ít lactose và chất béo hơn sữa vĩnh viễn. Trong nguồn sữa non từ mẹ có chứa vitamin A cao gấp 10 lần so với sữa vĩnh viễn, không chỉ vậy còn chứa ít canxi và phospho hơn, đặc điểm này phù hợp với hoạt động của thận trong thời gian chưa hoàn thiện sau sinh.
Prolactin tuyến yên trong não người mẹ tiết ra khiến sữa về sớm, đồng thời động tác bú của trẻ sẽ giúp mẹ căng sữa sau 5-7 giờ chứ không phải sau 24-48 giờ như trước đây. Ocytocine của mẹ tiết ra sẽ giúp tử cung co hồi tốt sau sinh giúp cầm máu, việc trẻ bú thường xuyên sẽ giúp lưu thông sữa mẹ, tránh tình trạng áp xe do tắc sữa.
Cho con bú không đúng cách ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của mẹ
Các yếu tố làm giảm sự tiết sữa
Người mẹ nếu không cho con bú thường xuyên mà sau khoảng 2-3 ngày sau sinh mới cho bú sẽ hạn chế hoạt động của tuyến vú do không tiết prolactin có tác dụng tăng bài tiết sữa. Tuổi mẹ cũng ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của người mẹ: nếu mẹ chưa đủ 18 tuổi nghĩa là sự phát triển cơ thể và tuyến vú chưa hoàn thiện nên sự tiết sữa cũng bị ảnh hưởng.
Trong quá trình cho con bú nếu dùng các thuốc trị bệnh có tác dụng phụ giảm bài tiết sữa hoặc các thuốc có thể qua sữa mẹ đi vào cơ thể trẻ cũng sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Trạng thái tâm lý của mẹ hay buồn và stress cũng gây ức chế tiết prolactin do đó giảm sự bài tiết sữa. Khoảng cachs giữa các lần mẹ cho trẻ bú trên 3h sẽ làm 2 vú căng tức sữa và sẽ ngừng hoạt động. Khi con được trên 12 tháng thì lượng sữa mẹ giảm dần, trong năm đầu đời sữa mẹ tiết khoảng 1300ml/ngày nhưng sang đến năm thứ 2 chỉ còn khoảng 600ml/ngày.
Ngoài ra chất lượng sữa mẹ cũng bị ảnh hưởng nếu kiêng cữ trong quá trình cho bú gây thiếu chất. Mẹ thiếu hoặc ăn kiêng các chất giàu sắt như lòng đỏ trưng, thịt nạc bò, rau xanh,.. gây thiếu sắt. Do mẹ ăn cơm xay xát quá trắng với cá thịt kho mặn, không ăn hoặc ăn ít rau và trái cây cũng gây thiếu B1, kiêng dầu mỡ gây thiếu các vitamin tan trong dầu A, K, D, E, mẹ ăn các gia vị có mùi khiến sữa có mùi làm trẻ bỏ bú (hành, tiêu, tỏi, ớt,…).
Đặc biệt nếu mẹ tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc trừ sâu sẽ gây ngộ độc cho con. Do vậy trong quá trình cho con bú mẹ nên thận trọng trong quá trình bảo vệ sức khỏe và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa và sức khỏe của trẻ
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn