Hội chứng tiết dịch niệu đạo bao gồm sự chảy dịch từ lỗ niệu đạo và kèm theo các triệu chứng đi tiểu buốt rắt gây khó chịu cho người bệnh. Vậy hội chứng tiết dịch niệu đạo là gì?
- Nguyên nhân gây táo bón và biện pháp khắc phục cho trẻ
- Xuất tinh ngược dòng– căn bệnh khó nói của đấng mày râu
- Đau đầu sau gáy có nguy hiểm không?
Tìm hiểu thông tin về hội chứng tiết dịch niệu đạo
Dưới đây là một số thông tin về hội chứng tiết dịch niệu đạo mà bạn nên tìm hiểu.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh
Nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất của hội chứng tiết dịch niệu đạo là do lậu cầu và chlamydia trachomatis. Do việc xác định nguyên nhân mắc bệnh khá khó khăn nên Bộ y tế khuyến cáo sử dụng các biện pháp điều trị dự phòng hơn là điều trị bệnh, và ưu tiên điều trị hội chứng này ở tuyến cao hơn tuyến cơ sở. Bệnh nhân trong độ tuổi hoạt động sinh dục, có nhiều bạn tình, đặc biệt các đối tượng thường xuyên thay đổi bạn tình trong vòng 3 tháng thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đối tượng khác
Hội chứng tiết dịch niệu đạo có các triệu chứng gì?
Viêm niệu đạo cấp do lậu ở nam giới là một thể bệnh điển hình trong hội chứng tiết dịch niệu đạo. Người bệnh bị khó chịu bởi cảm giác rấm rức ở niệu đạo, cảm giác đau buốt dọc niệu đạo trước khi đi tiểu (80% người bệnh có triệu chứng này). Bệnh nhân đi tiểu rắt, cảm giác đau như dao cắt khiến họ rất sợ đi tiểu nên dấn đến tiểu rắt. Niệu đạo xuất tiết mủ màu hơi vàng với số lượng nhiều, mủ ra liên tục ngày đêm khiến người bệnh khó chịu và cảm giác ẩm ướt cả ngày làm tình trạng viêm càng nặng hơn. Lần đầu mắc bệnh những triệu chứng này rất điển hình nhưng những lần sau đó hoàn toàn không còn triệu chứng đau buốt tiểu rắt mà chỉ còn lại triệu chứng tiết mủ. Miệng sáo sưng đỏ và có mủ, nếu vuốt dọc từ gốc dương vật ra có mủ chảy theo. Viêm niêu dạo có thể dẫn đến biến chứng viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn, ..nếu không điều trị triệt để có thể dẫn đến vô sinh. Viêm niệu đạo do Chlamydia ủ bệnh từ vài ngày đến vài tháng và khó xác định thể bệnh chính xác. Các triệu chứng thường gặp đó là đái khó, tiết nhầy niệu đạo trắng hoặc trong, dạng sợi, thường gặp hơn là mủ, ít đau, có kèm theo cảm giác ngứa hay rát niệu đạo, hiếm hơn có thể gặp nhầy mủ. Bệnh nhân không sưng hạch bẹn và chưa có tổn thương ở dương vật hay lỗ tiểu, không đau ở niệu đạo.
Hội chứng tiết dịch niệu đạo có các triệu chứng gì?
Tuy vậy cũng có một tỉ lệ thấp (khoảng 10%), mặc dù người bệnh có nhiễm vi khuẩn lậu hoặc vi khuẩn Chlamydia hoặc Mycoplasma nhưng triệu chứng rất nghèo nàn, thậm chí không có triệu chứng gì điển hình cho nên người bệnh dễ bỏ qua. Một số trường hợp lại chủ quan không đi khám bệnh, tự mua thuốc điều trị cho nên bệnh không khỏi và trở thành mạn tính. Hội chứng lậu mạn tính người bệnh thường hay đau bụng dưới hoặc có cảm giác nóng rát tầng sinh môn, tiểu rắt, thỉnh thoảng thấy nước tiểu đục (mủ) và đặc biệt sáng sớm lúc mới ngủ dậy thường có chất nhầy như nhựa chuối chảy ra ở lỗ sáo, ra quần lót gọi là giọt sương mai. Để chẩn đoán viêm niệu đạo ở nam giới cần xét nghiệm chất nhầy, mủ lúc sáng sớm lúc vừa ngủ dậy
Điều trị và phòng bệnh
Bác sĩ tư vấn: Điều trị cần kết hợp kháng sinh và điều trị dự phòng bội nhiễm, vệ sinh sinh dục. Điều trị hội chứng tiết dịch niệu đạo chủ yếu là dự phòng. Các biện pháp dự phòng cá nhân bao gồm khuyến khích sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, hạn chế thay đổi bạn tình và có hành vi quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh. Dự phòng cộng đồng cần tuyên truyền giáo dục sức khỏe giới tính cho trẻ vị thành niên, khám định kỳ và xét nghiệm phát hiện sớm các bệnh lây qua đường tình dục đối với những đối tượng có nguy cơ cao.
Điều trị và phòng bệnh
Đối với các bà mẹ có thai, cần khám và làm xét nghiệm theo qui định ba tháng một lần để điều trị kịp thời tránh lây truyền cho con trong quá trình sinh.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn