Tinh hoàn lạc chỗ được biết đến là hội chứng tinh hoàn di chuyển bất thường, nếu trẻ bị tinh hoàn đi lạc chỗ không được khám và điều trị kịp thời sẽ gây vô sinh khi trẻ lớn lên.
- Những mốc siêu âm thai quan trọng bà bầu cần nhớ
- Nhận thức đúng đắn về hội chứng Hunter ở trẻ em
- Bệnh lý viêm quanh khớp vai và những điều cần biết
Tổng quan những kiến thức cần biết về chứng tinh hoàn lạc chỗ
Cách nhận biết và nguyên nhân tinh hoàn đi lạc
Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, bình thường trong giai đoạn thai kì, những tháng đầu tiên sẽ hình thành và phát triển các cơ quan, trong đó có hệ sinh dục, lúc này tinh hoàn nằm trong ổ bụng. Nhưng tới khoảng tháng thứ 7 thai kì thì tinh hòan sẽ di chuyển ra ngoài qua ống bẹn để xuống bìu.
Ngay khi em bé được sinh ra có thể kiểm tra tinh hoàn bằng cách nắn nhẹ vào bìu em bé, nếu thấy cứng thì tức là đã có tinh hoàn bên trong. Nếu phát hiện tinh hoàn đi lạc, hãy theo dõi trong khoảng 4 tháng đầu, có thể trong thời gian đó tinh hoàn sẽ tự điều chỉnh về đúng vị trí của nó.
Sau khoảng thời gian đó mà kiểm tra vẫn không thấy tinh hoàn di chuyển xuống bìu thì cần cho trẻ đi kiểm tra tại các cơ sở y tế, và có phương pháp điều trị sớm để hạn chế biến chứng cho trẻ.
Nguyên nhân chính xác làm cho tinh hoàn đi lạc hiện nay chưa được xác đinh, trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi, nếu có bất thường xỷ ra do tác động từ môi trường, hay sức khỏe của mẹ cũng có thể làm cho tinh hoàn đi lạc, hoặc không di chuyển.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân là yếu tố nguy cơ như: trẻ bị thiếu cân, bị sinh non, mắc các hội chứng di truyền… hoặc người mẹ trong quá trình mang thai sử dụng các chất kích thích, sinh hoạt không lành mạnh, tiếp xúc hóa chất hay mắc các bệnh lý như tiểu đường, béo phì… cũng góp phần làm tăng nguy cơ tinh hoàn đi lạc ở trẻ.
Các biến chứng do tinh hoàn đi lạc
Việc tinh hoàn nằm trong bìu là đảm bảo nhiệt độ thích hợp để tinh hoàn có thể phát triển và hoạt động bình thường, tức là thấp hơn nhiệt độ trong cơ thể. Nếu tinh hoàn không xuống bìu mà vẫn nằm trong ổ bụng thì sẽ gây ra các biến chứng như:
- Khi tinh hoàn đi lạc, các tế bào sinh tinh sẽ gặp phải một số bất thường trong quá trình phát triển, điều này sẽ tăng nguy cơ gây ung thư tinh hoàn.
- Ở độ tuổi trưởng thành nếu tinh hoàn nằm trong nhiệt độ môi trường không phù hợp sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm mà nó tạo ra, hoặc số lượng tinh trùng ít hoặc không có khả năng sản sinh tinh trùng, dẫn tới vô sinh.
- Do tinh hoàn đi không đúng đường có thể làm cho thừng tinh bị xoắn lại, đồng thời làm xoắn dây thần kinh, tắc nghẽn mạch máu… gây đau đớn cho trẻ, nghiêm trọng hơn là bị hỏng tinh hoàn.
- Việc di chuyển của tinh hoàn gặp khó khăn cũng có thể gây ra nhiều rắc rối khác. Nếu tinh hoàn dừng lại ở bẹn có thể dẫn tới thoát vị bẹn.
Trẻ cần được phẫu thuật sớm để ngăn chặn biến chứng vô sinh
Phương pháp điều trị và khắc phục
Dược sĩ Đại học chia sẻ, khi phát hiện tinh hoàn đi lạc cần có phương pháp điều trị sớm để tránh các biến chứng cho trẻ khi trưởng thành. Một số phương pháp điều trị và khắc phục như:
- Tiến hành phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu trước khi trẻ lớn, thường thì sẽ làm phẫu thuật trước 15 tháng tuổi. Nếu làm phẫu thuật muộn có thể vẫn có biến chứng. Nếu trì hoãn phẫu thuật, các mô trong tinh hoàn đã bị hỏng, tinh hoàn chậm phát triển thì cần loại bỏ mô này.
- Nếu có kèm theo thoát vị bẹn thì sẽ tiến hành phẫu thuật đồng thời.
- Nếu không muốn phẫu thuật, trẻ có thể được điều trị hormone bằng cách tiêm HCG giúp kích thích di chuyển tinh hoàn, tuy nhiên phương pháp này có hiệu quả không cao.
- Một số trường hợp trẻ không có tinh hoàn có thể sẽ được cấy ghép.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bà mẹ đã hiểu hơn về chứng tinh hoàn lạc chỗ.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn