Bị bỏng trong sinh hoạt hằng ngày rất hay gặp và thường ở mức độ nhẹ, nhiều bệnh nhân không biết cách xử lý hoặc xử lý sai cách khiến cho tổn thương bỏng nặng hơn và lâu khỏi.
- Hướng dẫn rửa mũi họng đúng cách cho trẻ sơ sinh
- Tác dụng của rau cải thảo
- Tim đập nhanh sau ăn và cách khắc phục
Trị bỏng thông thường dùng thuốc gì?
Trường hợp mắc bỏng nhẹ cần xử lý vết thương như thế nào? Bôi gì lên vết bỏng? Bạn có thể tham khảo bài viết sau.
Triệu chứng tổn thương
Bác sĩ tư vấn: Bỏng thông thường (bỏng nông) gây nên tình trạng bỏng biều bì, trung bì, viêm da cấp tính. Nguyên nhân hay gặp nhất của bỏng là do nhiệt độ (chiếm khoảng 80-90%). Tác nhân gây bỏng có thể là lửa, nước sôi, tia lửa điện, kim loại nóng, dầu mỡ sôi, hơi nước nóng,… ngoài ra còn bỏng do hóa chất, bức xạ tia cực tím, dòng điện,…
Triệu chứng của viêm da cấp do bỏng gồm: da khô, phù nề, đỏ da, đau và rát. Sau khoảng 2-3 ngày có thể khỏi và thấy lớp sừng hóa khô rồi bong ra.
- Trường hợp bỏng biểu bì thấy nốt phỏng rộp lên, chứa dịch màu vàng nhạt, ướt. Tổn thương này sẽ khỏi sau 7-12 ngày bằng sự tái tạo của tế bào mầm nếu như điều trị tốt.
- Loại bỏng trung bì (bỏng trung gian) khó chẩn đoán chính xác, nốt phỏng có dịch đục, vòm dày, đáy nốt phỏng màu đỏ, cảm giác đau nhiều. Bỏng trung bì cần tái tạo từ mô hạt và đảo biểu mô phủ lên mô hạt để thành sẹo bỏng. Sau khoảng 3-5 tuần, bỏng có thể khỏi và thành sẹo tùy vào cách điều trì và số lượng biểu mô còn lại trên da. Nếu bệnh nhân không biết cách mà để vết bỏng bị nhiễm khuẩn hoặc vết bỏng bị tỳ đè thì có thể chuyển thành bỏng sâu và các biểu mô bị tiêu hủy thứ phát.
Bỏng được chia làm 4 mức độ như sau:
- Bỏng độ 1: da đỏ và không rộp da
- Bỏng độ 2: da phồng rộp và dày lên
- Bỏng độ 3: da dày lên, vùng bỏng lan rộng, màu trắng
- Bỏng độ 4: thương tổn nặng hơn bỏng độ 3, lan xuống gân và xương.
Triệu chứng tổn thương
Các thuốc điều trị
Bỏng thông thường tương ứng với độ 1,2 có thể xử trí tại nhà nhưng cần can thiệp đúng cách. Còn bỏng độ 3,4 là nghiêm trọng và thương tổn đã lan xuống phần xương và cơ cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa bỏng khám và điều trị kịp thời, tránh tự chữa trị dẫn đến tình trạng hoại tử mô, tổ chức, nhiễm trùng nguy hiểm đến tính mạng.
Đối với bỏng độ 1,2 bệnh nhân có thể sơ cứu bằng cách ngâm vết bỏng trong nước sạch, nước lạnh trong vòng 5-10 phút. Có thể dùng các loại thuốc sau:
- Thuốc sát trùng ngoài da: dùng các dung dịch povidone-iodine, chlorhexidine, cetrimide,… có thể dùng trực tiếp lên vùng da bị bỏng để phòng ngừa nhiễm khuẩn.
Các thuốc điều trị
- Thuốc giảm đau: có thể sử dụng như paracetamol, ibuprofen, diclofenac để giảm đau nếu bệnh nhân đau nhiều.
- Thuốc kháng sinh: đối với trường hợp bỏng nhẹ cũng có thể dùng kháng sinh để tránh nhiễm trùng và mau lành vết thương. Kháng sinh tại chỗ có thể dùng ở dạng thuốc mỡ, thuốc kem như polymycine, sulfadiazine, neomycine, bạc,… và lưu ý khi sử dụng phải do bác sĩ kê đơn. Trường hợp sử dụng kháng sinh có thể gặp một số tác dụng phụ nhé buồn nôn, nôn, tiêu chảy, dị ứng và cần được theo dõi sát sao.
- Một số loại thuốc khác: sử dụng các loại thảo dược như nghệ, lô hội, trà xanh, nha đam cũng có tác dụng trong điều trị bỏng. Chúng có tác dụng làm se bề mặt da bị bỏng hiệu quả , kháng viêm tốt, tránh nhiễm trùng, mau lành da rất tốt cho bề mặt da bỏng. Không được bôi nước mắm, kem đánh răng như cách dân gian vẫn truyền vì chỉ làm vết bỏng thêm trầm trọng hơn.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn