Trong thời kỳ đầu khi mang thai phụ nữ thường có hiện tượng bị chuột rút, tuy nhiên trong một số trường hợp chuột rút lại là biểu hiện của một dấu hiệu bệnh lý ở bà mẹ cần phải chú ý.
- Điều trị viêm ruột thừa có cần mổ hay không?
- Tràn dịch màng phổi và những nguy hiểm thường trực
- Tìm hiểu thông tin về hội chứng tiết dịch niệu đạo
Vì sao phụ nữ mang thai bị chuột rút?
Nguyên nhân gây chuột rút trong thời kỳ mang thai
- Dây chằng bị kéo căng
Bác sĩ chuyên khoa tư vấn, trong giai đoạn thai kỳ, tử cung của mẹ phải giãn rộng ra để có đủ không gia cho em bé lớn dần lên, đồng thời các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung từ đó cũng bị kéo căng và gây nên các cơ co rút, đau nhức ở vùng bụng. Ngoài ra, trong thời kỳ đầu tai kỳ, mẹ bầu thường bị nghén, không ăn được nhiều khiến cơ thể của mẹ thiếu chất dinh dưỡng, mất nước,… từ đó dẫn đến cơ bị co cứng
- Thiếu canxi
Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân khá phổ biến mà mẹ bầu mắc phải dẫn đến chuột rút, đặc biệt là những tháng cuối của thời kỳ mang thai, đây là thời kỳ trẻ hoàn thiện về hệ xương dó đó cơ thể thai nhi đòi hỏi nhu cầu canxi lớn để bổ sung cho sự phát triển của trẻ. Khi lượng canxi không cung cấp đủ cơ thể của mẹ sẽ tự rút canxi để “phục vụ” cho bé, từ đó dẫn đến lượng canxi không đủ khiến cơ bắp mẹ đau nhức, dễ co rút, căng cơ,…
- Trọng lượng tăng nhanh
Đối với bà bầu hiện tượng chuột rút được xem là một chứng bệnh với tần số xuất hiện nhiều, bà bầu bị chuột rút không chỉ gây ra hiện tượng đau, mà còn gây cảm giác khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là giấc ngủ của mẹ, trong thời kỳ mang thai trọng lượng cơ thể của mẹ và thai nhi sẽ ngày càng tăng lên gây nên nhiều áp lực tới các cơ bắp chân dẫn đến hiện tượng chuột rút đặc biệt là khi về đêm và càng đến cuối thai kỳ hiện tượng này càng phổ biến và tần suất nhiều hơn.
Mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể
Biểu hiện chuột rút khi mang thai
Chuột rút thường xảy ra ở cẳng chân hoặc bắp chân. Bạn có thể cảm thấy đau nhói đột ngột một cách rõ ràng và cảm giác xuất hiện một khối u dưới da.
Chuột rút ở phụ nữ mang thai ít khi nghiêm trọng và thường tự biến mất trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi có những biểu hiện sau bạn nên đến bác sĩ: Ửng đỏ và sưng; Chuột rút xảy ra do cơ yếu; Nếu cơn đau xảy ra thường xuyên và không tự phục hồi được; Các cơn đau xảy ra không phải do luyện tập quá sức.
Cách khắc phục chuột rút
- Dược sĩ Đại học tư vấn, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ canxi cần thiết cho cơ thể, đặc biệt khi nhu cầu canxi tăng lên, mẹ có thể sử dụng thực phẩm giàu canxi hoặc có thể uống các viên canxi tổng hợp theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được kiểm tra, xét nghiệm và xác định lượng phù hợp canxi khi bổ sung vào cơ thể đó là những lưu ý khi uống canxi.
- Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần thường xuyên vận động, đi lại, thư giãn thường xuyên, ngồi với tư thế thoải mái, duỗi và vận động chân thường xuyên, hạn chế vận động mạnh, mang vác nặng, tránh tình trạng đứng, ngồi một chỗ quá lâu như vậy sẽ làm cho tình trạng chuột rút nặng nề hơn. Sử dụng phương pháp massage chân bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng từ đùi đến bắp chân, mắt cá chân,… để giúp máu có thể lưu thông được tốt, cơ được giãn và hoạt động tốt hơn.
- Nên đi tiểu thường xuyên nhằm tránh tình trạng bàng quang bị căng đầy gây co thắt tử cung;
- Uống nhiều nước, ăn bổ sung nhiều trái cây tươi, rau để tránh tình trạng táo bón không ăn quá nhiều bánh mỳ, gạo.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, mẹ bầu đã hiểu hơn về chứng chuột rút trong thời gian mang thai.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn