Teo cơ được định nghĩa là hiện tượng suy giảm khối lượng cơ, do suy thoái một phần hay toàn phần của một khối cơ nào đó và thường xảy ra khi bệnh nhân đang mắc phải một bệnh cảnh gây bất động một phần cơ thể.
- Tìm hiểu về bệnh Liên cầu lợn ở người
- Bác sĩ tư vấn về các phương pháp điều trị bệnh hay quên hiệu quả
- Những thực phẩm mà bệnh nhân đau dạ dày tuyệt đối không nên ăn
Teo cơ bàn chân là một trong những trường hợp teo cơ phổ biến trong cuộc sống
Teo cơ bàn chân là một trong những trường hợp teo cơ phổ biến trong cuộc sống. Cùng các Bác sĩ tư vấn tìm hiểu chi tiết về bệnh để có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.
Hỏi: Teo cơ bàn chân là bệnh gì thưa Bác sĩ?
Trả lời:
Khi một khối cơ bị teo sẽ dẫn đến tình trạng suy yếu do sức cơ chủ yếu phụ thuộc và khối lượng cơ. Sự giảm hoạt động của cơ thể trên 72 giờ cũng đã có thể dẫn đến tình trạng trên. Hơn nữa, teo cơ cũng có thể xảy ra đột ngột nếu bạn mắc phải các loại bệnh lý hay chấn thương làm ảnh hưởng đến khối cơ hay thần kinh chi phối cho khối cơ đó, và thường khối cơ ở vùng bàn chân sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Mặc dù vậy, cơ bàn chân có thể được phục hồi thông qua các bài tập nhất định.
Hỏi: Nguyên nhân gây bệnh teo cơ bàn chân là do đâu thưa Bác sĩ?
Trả lời:
Một trong những nguyên nhân thường gặp của teo cơ bàn chân là do không hoạt động trong thời gian dài. Các nguyên nhân như bệnh lý, chấn thương, tính chất công việc phải ngồi nhiều, lối sống tĩnh tại đều có thể dẫn đến teo cơ bàn chân. Rượu bia hay sự thiếu dinh dưỡng cũng có thể ức chế quá trình phát triển của các khối cơ trong cơ thể, đặc biệt là khối cơ bàn chân, do những tình trạng này thúc đẩy cơ thể thoái biến protein để lấy năng lượng.
Teo cơ cũng là một hiện tượng thường thấy trong sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Một nguyên nhân tương đối hiếm gặp hơn của teo cơ là do mắc phải các loại bệnh lý hay chấn thương làm ảnh hưởng đến thần kinh chi phối cho khối cơ đó. Ví dụ như: bệnh xơ cứng teo cơ một bên, hội chứng Guillain-Barre, bệnh lý thần kinh và sốt bại liệt là những bệnh có ảnh hưởng đến thần kinh.
Triệu chứng thường gặp của bệnh teo cơ bàn chân
Hỏi: Triệu chứng thường gặp của bệnh teo cơ bàn chân là gì?
Trả lời:
Bạn có thể sẽ mắc phải bệnh teo cơ bàn chân nếu:
- Một trong hai bàn chân của bạn trông nhỏ hơn một cách rõ ràng so với bàn chân ở bên còn lại.
- Bạn cảm thấy một trong hai bàn chân bị suy yếu rõ rệt.
- Bạn phải nằm bất động trong một khoảng thời gian dài.
Các triệu chứng điển hình của teo cơ bàn chân là suy giảm khối lượng cơ bàn chân, sức co cơ và duỗi cơ và chiều dài của chi. Thêm vào đó, cảm giác đau ở bàn chân và suy giảm sự phối hợp vận động giữa các nhóm cơ ở chân thường bắt đầu xuất hiện khi sự teo cơ và hủy cơ bắt đầu diễn ra.
Vì những khối cơ cẳng chân, đặc biệt là ở bàn chân bị thoái triển, bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong việc đi lại hay giữ thăng bằng. Ngoài ra, đầu gối, vùng eo cũng có thể dễ dàng chấn thương trong suốt thời kì diễn tiến của bệnh do những khối cơ nâng đỡ cho chúng đã bị yếu đi. Về mặt thẩm mĩ, bạn cũng có thể để ý rằng da vùng bàn chân hay cẳng chân của mình bị chùng lại khi khối cơ teo đi.
Hỏi: Có những phương pháp nào được áp dụng để chẩn đoán teo cơ bàn chân?
Trả lời:
Bác sĩ sẽ phải lấy bệnh sử đầy đủ của bạn, vì thế hãy chia sẻ cho bác sĩ của bạn về những chấn thương bạn đã mắc phải trong quá khứ hay những chấn thương gần đây, cùng với những bệnh cảnh mà bạn đã được chẩn đoán. Hãy liệt kê ra những toa thuốc, những thuốc không kê toa, và những loại thuốc bổ, thuốc bắc – thuốc nam bạn đang sử dụng. Và đồng thời, bạn cũng nên mô tả thật chính xác và tỉ mỉ những triệu chứng mà bạn đang mắc phải.
Bác sĩ có thể sẽ đề nghị thêm một số xét nghiệm nhằm phục vụ cho việc chẩn đoán xác định và loại trừ một số bệnh cảnh khác gần giống với teo cơ bàn chân. Những loại xét nghiệm này bao gồm:
- Xét nghiệm máu
- Chụp X-quang
- Chụp cộng hưởng từ MRI
- Chụp cắt lớp vi tính CT
- Xét nghiệm khảo sát sự dẫn truyền thần kinh
- Sinh thiết cơ hoặc sinh thiết thần kinh
- Điện cơ đồ EMG
Hỏi: Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh teo cơ bàn chân?
Trả lời:
Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ phương pháp điều trị được lựa chọn cần phải dựa trên mức độ trầm trọng của tình trạng teo cơ. Song song đó, mọi bệnh lý nền đều phải được chữa trị đồng thời. Những phương pháp điều trị thường được áp dụng cho bệnh teo cơ bao gồm:
- Luyện tập thể dục
- Vật lý trị liệu
- Siêu âm trị liệu
- Phẫu thuật
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Những phương pháp luyện tập được khuyến cáo bao gồm những bài tập vận động trong nước nhằm giúp bệnh nhân dễ dàng cử động các khối cơ bị tổn thương trong giai đoạn đầu của quá trình điều trị. Những chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp bạn tìm ra những phương pháp luyện tập hoặc massage điều trị bệnh.
Những phương pháp nào được áp dụng để chẩn đoán teo cơ bàn chân
Siêu âm trị liệu là một phương pháp điều trị không xâm lấn, trong đó sử dụng sóng siêu âm nhằm giúp đỡ quá trình phục hồi các khối cơ. Đồng thời, phẫu thuật cũng có thể sẽ được chỉ định thêm nếu các dây chằng, gân cơ và các khối cơ dính quá chặt với nhau khiến bạn hạn chế cử động. Tình trạng này gọi là biến dạng cơ do co rút.
Phẫu thuật sẽ giúp cải thiện tình trạng biến dạng cơ do co rút trong trường hợp teo cơ do thiếu chất dinh dưỡng. Ngoài ra một dây chằng bị xé rách cũng có thể dẫn đến teo cơ, vì thế phẫu thuật cũng có thể giúp điều trị bệnh cảnh này. Bác sĩ sẽ chỉ định một chế độ dinh dưỡng thích hợp hơn và một số loại thuốc bổ nếu cần thiết.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn