Nguyên nhân và cách khắc phục khi trẻ bị khò khè

Thở khò khè là triệu chứng phổ biến báo hiệu bệnh đường hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục ra sao?

Nguyên nhân và cách khắc phục khi trẻ bị khò khè

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi cho biết thì thờ khò khè chính là biểu hiện của một số bệnh như hen suyễn, viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Dưới đây là nguyên nhân cụ thể và cách chăm sóc khi trẻ có hiện tượng trên.

Tìm hiểu dấu hiệu bệnh khi trẻ thờ khò khè

Cụ thể, khò khè thường đi kèm với ho có đờm hoặc không đờm. Các triệu chứng khác phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra khò khè như bé thở khò khè và ho, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè, có sốt, sổ mũi và ăn kém (do suy tim hoặc khó nuốt). Hiện tượng này xảy ra khi đường thở của trẻ bị hẹp lại và luồng không khi đi nhanh qua chỗ hẹp. Trẻ nhỏ hay mắc khò khè hơn so với người lớn do sự khác biệt về mặt thể chất. Phế quản của trẻ sơ sinh và trẻ em đều nhỏ, dẫn đến sức cản đường thở ngoại biên cao hơn và các bệnh ảnh hưởng đến đường thở nhỏ có tác động tương đối lớn hơn đến tổng lực cản ở đường dẫn khí ở trẻ em.

Theo thông tin từ Bác sĩ Trần Văn Huy – Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ về các dấu hiệu của bệnh thông qua tiếng thở khò khè rất nhỏ của trẻ. Bác sĩ Huy cho biết, tiếng thở khò khè có thể là dấu hiệu của hàng loạt những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp như: hen suyễn, viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi. Trong đó hen suyễn là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi dẫn đến tiếng thở bất thường. Hen suyễn là bệnh di truyền, là tình trạng viêm mãn tính đường thở khiến hệ hô hấp nhạy cảm với nhiều chất kích thích như: khói bụi, khói thuốc, phấn hoa…Ngoài ra, bác sĩ tư vấn cho biết bệnh nhi có thể mắc bệnh sau khi bị viêm đường hô hấp cấp cũng khiến trẻ sẽ có những cơn khò khè, khó thở. Với trẻ sơ sinh thì đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tiểu phế quản. Đây là tình trạng các cuống phổi nhỏ hay các tiểu phế quản bị viêm nhiễm cấp tính. Các tiểu phế quản không có sụn, lại có kích thước rất nhỏ nên khi bị viêm nhiễm sẽ dễ dàng bị xẹp lại.Từ đó làm hẹp đường thở, gây tắc nghẽn quá trình lưu thông của không khí khiến trẻ khó thở, thở phát ra âm thanh lớn thậm chí là thiếu oxy và suy hô hấp.

Cuối cùng, tiếng thở bất thường này cũng là dấu hiệu của bệnh viêm phổi ở trẻ. Đây là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp nặng, tổn thương mu mô phổi. Các phế nang có nhiều dịch nhầy và mủ khiến trẻ thở khò khè, suy hô hấp. Ngoài ra, khi trẻ mắc dị vật đường thở hoặc phế quản bị chèn ép cũng tạo ra tiếng thở giống như vậy. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý khi nhận thấy bé có hiện tượng thở khò khè.

Tìm hiểu dấu hiệu bệnh khi trẻ thờ khò khè

Bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn cách xử lý tình trạng khò khè ở trẻ nhỏ

Theo kinh nghiệm và kiến thức của bác sĩ, giảng viên lớp Cao đẳng Hộ sinh – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì các bạn cần thực hiện những việc sau khi nhận thấy bé bị khò khè:

  • Rửa mũi cho trẻ đúng cách: Bố mẹ nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ hàng ngày kể cả khi trẻ không có bệnh.
  • Giữ ấm cho trẻ: Trẻ bị lạnh thường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những căn bệnh về đường hô hấp, do đó giữ ấm cơ thể cho trẻ là việc rất quan trọng. Tuy nhiên, giữ ấm cho trẻ không phải là trùm kín cho trẻ từ đầu đến chân mà còn phải tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.
  • Cung cấp đủ nước cho trẻ: Trẻ khò khè thường đi kèm với ngạt mũi, khó thở nên trẻ sẽ tự động chuyển sang thở bằng miệng. Điều này sẽ khiến trẻ bị mất nước nhanh hơn, do đó việc cung cấp nước cho trẻ là rất cần thiết.
  • Đối với trẻ đang bú mẹ hoàn toàn thì mẹ nên tăng cường lượng sữa cho trẻ bú trong ngày. Đối với trẻ đang ăn dặm, mẹ có thể cung cấp nước cho trẻ qua việc cho trẻ uống thêm nước hay ăn những loại trái cây có hàm lượng nước cao như cam, bưởi, táo,…
  • Không tự ý dùng thuốc cho trẻ: Bố mẹ cần theo dõi diễn biến của tình trạng khò khè ở trẻ, nếu trẻ mới chỉ bị nhẹ, có thể tự xử lý vệ sinh mũi miệng cho trẻ tại nhà. Nếu trẻ có tình trạng khò khè kéo dài kèm theo các dấu hiệu khác thì cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế. Tránh việc bố mẹ vội vàng mua thuốc kháng sinh, long đờm, giảm ho… cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là một số kiến thức mà bạn cần biết khi trẻ bị khò khè. Thông tin được đăng trên tạp chí sức khỏe. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn