Quất không chỉ là biểu tượng của sắc đẹp của mùa xuân, là cây cảnh trưng bày ngày Tết mà còn là vị thuốc hay trong YHCT với công năng hóa đảm, trị ho, giải uất,…
- Y học cổ truyền mách bài thuốc hay từ lá trầu không
- Khám phá những vị thuốc có trong chiếc bánh chưng ngày Tết
- Tìm hiểu vị thuốc thiên trúc hoàng trị bệnh trong YHCT
Sự kết hợp hoàn hảo giữa cảnh sắc và vị thuốc
Tết từ xa xưa đã được sử dụng làm cây cảnh trang trí trong nhà vào mỗi dịp Tết Nguyên đán. Những quả quất màu vàng ươm hoặc đỏ cam bầu bĩnh, xinh xắn xen lẫn lá xanh dày được xem là biểu tượng cho mùa xuân tràn đầy sức sống và sự vươn lên. Bên cạnh là cây cảnh được sử dụng nhiều trong mùa xuân mà còn là trở thành mứt quất – một món ăn phổ biến trong ngày Tết nhờ bàn tay tài hoa của con người. Hương vị ngọt, thơm, cay dịu,… thật khó có thể quên được dù một lần thưởng thức.
Đặc biệt đây còn là vị thuốc đông y quý có nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh. Theo các chuyên gia Y tế Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, quả quất vị ngọt chua, tính ấm, vào các kinh phế, vị, can. Tác dụng trị ho, hóa đảm, giải rượu, giải uất, tiêu thực. Quất để càng lâu càng tốt. Quả quất có mùi thơm, vị ngọt, chua và tinh dầu thơm cay của vỏ. Quả quất được dùng dưới dạng quả còn non hoặc đã chín. Hạt quất có tác dụng giảm ho, chống nôn, cầm máu. Vỏ có tác dụng mạnh hơn. Lá quất có nhiều tinh dầu, có tác dụng chữa cảm mạo phong hàn rất tốt.
Bài thuốc hay chữa bệnh từ cây quất
– Ho nhiều đờm: Quất 5 quả, đường phèn vừa đủ, cho hết vào bát rồi đem hấp cách thủy. Ngày ăn 2 lần và ăn liền trong 3 ngày.
– Ho do phế nhiệt: Dùng quả quất với củ cải ép lấy nước uống.
– Ho gà trẻ em: Quất 10g, thiên trúc hoàng 6g, gừng tươi 6g, sắc uống mỗi ngày 1 lần.
– Điều trị ho lâu ngày không khỏi: Hạt quất 10g, lá thạch xương bồ 10g, thêm 20g đường phèn hấp cơm, uống 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 5 – 10ml (1 thìa cafe).
– Cảm mạo: Lá quất 30g, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát, hòa đường vừa đủ, uống lúc nóng.
– An thần giảm ho: Quất 2 quả (bỏ vỏ, hạt, vách múi), bột ngó sen một ít, đường 100g, một ít hoa quế, nấu chè ăn.
– Chữa nôn ra máu: Hạt quất 20g, bóc bỏ vỏ lấy nhân, sao vàng, đem giã nhỏ, sắc lấy nước uống 2 lần/1 ngày.
– Nôn mửa: Vỏ quất, đất nung, gừng tươi, mỗi thứ 9g, tất cả đem sắc uống.
– Nghẹn: Vỏ quất 20g, sấy khô, tán thành bột, sắc uống nóng.
– Sa nang sưng đau: Rễ quất 15 – 16g, sắc uống.
– Điều trị hậu sản, vàng da, phù nề: Quả quất non 50g, hương phụ 100g, nghệ đen 100g, nghệ vàng 100g, cặn nước tiểu 5g. Tất cả đem thái mỏng, phơi khô, tán bột mịn, trộn với mật ong làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10 viên.
– Tác dụng bổ, dễ tiêu: Quả quất chín 1kg đem rửa sạch, để ráo nước. Tiếp đến dùng kim sạch châm sây vào quả khoảng từ 5 – 6 lỗ rồi cho vào lọ rộng miệng cùng với đường kính 2kg. Lưu ý cứ một lớp quất lại một lớp đường. Sau đó đem đậy kín, sau 7 ngày bạn được dịch quất đường (sirô quất) màu vàng mùi thơm. Khi dùng, lấy 1 – 2 thìa to sirô này pha với 150ml được đun sôi để nguội. Khuấy đều rồi uống.
Bác sĩ tư vấn chuyên môn Tin tức Y tế Việt Nam cho biết thêm, trong vỏ quất, cam, quý còn chứa tinh dầu giúp ngăn ngừa nguyên nhân dẫn đến ung thư thực quản, gan, đại tràng, da… Bên cạnh đó, các nhà khoa học Nhật Bản còn khám phá ra rằng, ăn quất cả vỏ sẽ cho chất xơ, vitamin C rất có lợi cho tiêu hóa và hạ được cholesterol, làm vững chắc thành mạch, chữa bệnh tăng huyết áp.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn