Cây ba chạc là một vị thuốc trong Đông Y có nhiều tác dụng đối với sức khỏe như chống ngứa, thanh nhiệt, khử trùng các vết thương và vết loét hở…Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua những chia sẽ bài viết sau đây.
- Bài thuốc YHCT với cây thơm ổi chữa ho do lạnh
- Y sĩ y học cổ truyền tư vấn bài thuốc chữa thiếu máu não hiệu quả
- Hạt dẻ là vị thuốc quý trong y học cổ truyền chữa nhiều bệnh
Giới thiệu
Cây nhỏ, cao 1 – 3m. Cành non có lông. Lá kép mọc đối, có 3 lá chét, mép nguyên, lá non có lông rất mịn. Lá chét hình trái xoan, dài 4,5 – 13cm, rộng 2,5 – 5,5 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, cuống lá dài có lông.
Cụm hoa mọc thành xim ở kẽ lá, lá bắc nhỏ, màu trắng, lá dài hình trái xoan, có lông ở mép lá. Cán hoa 4 – 5, dài gấp ba lần lá dài, hơi khum ở đầu, nhẵn.
Quả hình trái xoan, khi chín màu đỏ, chia làm 2 – 4 mảnh, hạt hình cầu màu đen bóng. Toàn cây có tinh dầu thơm.
Mùa hoa quả: tháng 4 – 7.
Bộ phận dùng
Lá thu hái quanh năm dùng tươi hoặc phơi khô. Thân và rễ thái lát, phơi khô.
Thành phần hóa học
Lá và rễ Ba chạc chứa alcohol. Lá, vỏ quả, vỏ rễ có tinh dầu mùi thơm nhẹ, tinh dầu có α-pinen và furfuraldehyde.
Tác dụng theo y học hiện đại
Giảng viên khoa Y Học Cổ Truyền – Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết nhiều nghiên cứu gần đây đã cho biết nhiều công dụng của cây Ba chạc như: tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, hiệu quả làm giảm mỡ máu, giảm cholesterol, cải thiện huyết áp.
Hoạt động chống viêm
Bằng cách sử dụng chiết xuất methanol từ rễ Ba chạc xác định được hoạt động chống viêm dạ dày trên chuột. Nhóm nghiên cứu đánh giá, thảo dược có thể được phát triển thành một phương thuốc thảo dược chống viêm.
Tác dụng kháng khuẩn
Nghiên cứu ở Trung Quốc thấy nước sắc lá Ba chạc (1/1) có tác dụng ức chế trực khuẩn Shigella ở nồng độ pha loãng 1:25, không có tác dụng trên trực khuẩn bạch cầu Corynebacterium diphtheriae.
Tác dụng lợi sữa
Trên mô hình diều chim bồ câu, cao cồn và nước sắc lá và cành non Ba chạc, liều tính theo dược liệu khô là 10g/kg/ngày, uống 10 ngày làm cho tế bào biểu mô diều chim bồ câu chuyển sang hình đăng-ten, trong đó có 1/5 con đã hình thành tuyến sữa. Điều này chứng minh lá có tác dụng lợi sữa.
Thử cho 35 người cho con bú, uống nước sắc lá và cành non khô ngày 12g liền nhiều ngày. Sau 3 ngày, sữa tăng nhiều là 15 (42,8%), tăng vừa 14 (40%), không có kết quả 6 (17,2%).
Cây Ba chạc
Lá Ba chạc thường được dùng tươi nấu nước tắm chữa bệnh ngoài da
Hoạt động diệt côn trùng
Điều này trùng khớp với kinh nghiệm dân gian ở nước ta, thường bỏ một nắm lá Ba chạc vào bao gạo, bao thóc để chống mối mọt.
Độc tính cấp
Cao nước lá và cành non cho chuột nhắt trắng uống, đã xác định được LD50 là 300 g/kg tính theo dược liệu khô, tức là độc tính cấp rất thấp.
Tác dụng theo y học cổ truyền
Ba chạc có rất nhiều công dựng trong việc điều trị và chăm sóc Sức Khỏe nó có vị đắng, mùi thơm, tính lạnh. Cây có tác dụng thanh nhiệt giải độc trừ bệnh ôn nhiệt, trừ thấp, chống ngứa, giảm đau, lợi sữa.
Công dụng của cây Ba chạc
Lá Ba chạc
Dùng ngoài: chữa mụn nhọt, lở ngứa, chốc đầu. Ở Trung Quốc còn chữa vết thương nhiễm khuẩn, viêm mủ da, áp xe, eczema. Lá tươi, nấu nước tắm, rửa hoặc giã đắp.
Dùng trong: chữa bệnh viêm họng, viêm amidan, ho, mắt mờ, trẻ em sốt cao sinh kinh giật, phụ nữ mới đẻ ít sữa, kém ăn hoặc bị chứng nhiệt sinh khát. Ở Trung Quốc còn đề phòng bệnh cúm, bệnh truyền nhiễm, viêm não, cảm lạnh, viêm gan. Ngày 20 – 40g sắc uống hoặc nấu cao.
Rễ và vỏ thân
Chữa phong thấp, đau gân nhức xương, tê bại, bán thân bất toại, kinh nguyệt không đều. Trung Quốc còn chữa ngộ độc lá Ngón. Ngày 8 – 24g sắc uống.
Bài thuốc có Ba chạc
Thuốc bổ đắng (làm ăn ngon, dễ tiêu), đặc biệt cho phụ nữ sau khi đẻ
Ngày 8 – 16g lá hoặc 4 – 12g rễ, sắc uống.
Thuốc lợi sữa
Ngày 8 – 16g lá, sắc uống nhiều ngày.
Thuốc điều kinh
Ngày 4 – 12g rễ, vỏ thân sắc uống.
Chữa viêm họng, viêm amidan, ho, viêm loét lưỡi, miệng, viêm gan vàng da, viêm dạ dày
Ngày 12 – 20g lá tươi sắc uống. Trường hợp viêm ở miệng thì ngậm và nuốt dần.
Chữa phong thấp, viêm khớp, lưng gối đau nhức, tê bại, đau dây thần kinh hông
Ngày 20 – 40g rễ sắc uống. Hoặc rễ Ba chạc, dây Đau xương, Câu đằng, Tầm gửi, cây Dâu. Mỗi vị 20 – 30g, sắc uống.
Thuốc phòng cúm, bệnh truyền nhiễm, viêm não
Ba chạc (lá) 15g, Rau má 30g, Đơn buốt 15g, Cúc chỉ thiên 15g. Sắc uống.
Hị vọng qua những chia sẽ trên về tác dụng cũng như cách dùng của cây Ba chạc, loài cây tương đối phổ biến ở Việt Nam. Trường Cao Đẳng Dược Tp hcm đã cung cấp những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích mà bạn có thể tham khảo và áp dụng thực tiễn trong việc điều trị và chăm sóc sức khowre cho mình và mọi người.