Cây bạch thược có tác dụng điều trị gì?

Bạch thược dược liệu trong Đông Y chủ yếu có thể khắc phục vấn đề rối loạn kinh nguyệt, tiêu viêm và cải thiện chứng đau dạ dày.

Mô tả và phân bố

Loài cây Bạch thược hay Bạch thược dược là Cây Dược Liệu có tên khoa học là Paeonia lactiflora Pall., thuộc họ Hoàng liên (Ranunculaceae).

Chú ý phân biệt với cây hoa thược dược Dahlia variabulus Desf thuộc họ Cúc (Asteraceae) được trồng làm cảnh vào dịp Tết.

Đây là cây thân thảo, sống lâu năm, cao 50 – 80 cm.

Bạch thược có rễ củ to, mập, mặt ngoài màu nâu, ruột màu trắng hoặc hồng nhạt.

Thân nhẵn, mọc thẳng. Lá mọc so le, có cuống dài, chia thành 3 – 7 thùy hình trứng hoặc mác thuôn, dài 8 – 12 cm, ròng 2 – 4 cm, đầu nhọn. Hoa mọc to riêng lẻ ở ngọn thân, gồm nhiều cánh màu trắng, nhị vàng.

Bạch thược dược học hoang hoặc được trồng ở vùng Đông Bắc, Thiểm Tây và Nam Cam Túc ở Trung Quốc. Nó cũng được tìm thấy ở Bắc Triều Tiên, Nhật Bản, Mông Cổ và Siberia, Liên Xô.

Bào chế

Thu hái rễ từ cây 3 đến 5 tuổi vào mùa hè và thu, rửa sạch đất cát, cắt bỏ đầu đuôi và rễ con, cạo sạch vỏ ngoài sau đổ luộc chín hoặc luộc chín rồi bỏ vỏ, phơi khô hoặc thái lát phơi khô.

Dược liệu phiến: Lấy rễ chưa thái lát, làm ẩm, ủ mềm, thái lát mỏng, phơi khô.

Thành phần hoá học

Trong Bạch thược có Benzoylpaeoniflorin, Oxypaeoniflorin, Albiflorin

 Paeoniflorin,  6′-O-Galloyl paeoniflorin (GPF), Paeonolide, Benzoyloxypeoniflorin,  Paeoniflorigenone,.. Và còn có tinh bột, tanin, calcium oxalat, một ít tinh dầu, acid benzoic, nhựa và chất béo, chất nhầy.

Tác dụng dược lý

Benzoylpaeoniflorin có thể điều trị bệnh mạch vành bằng cách giảm apoptosis (chết tế bào theo chương trình) của chuột mắc bệnh mạch vành.

6′-O-galloylpaeoniflorin (GPF) cho thấy khả năng thu dọn đáng kể chống lại gốc tự do; GPF có thể được phát triển như một chất chống oxy hóa.

Paeoniflorin đã được chứng minh là bảo vệ thần kinh trong đột quỵ nhồi máu não, nó có thể có giá trị điều trị tiềm năng như một loại thuốc chống đột quỵ.  Paeoniflorin có tác dụng chống viêm và điều hòa miễn dịch, nó có thể tạo ra sự dung nạp miễn dịch tế bào. Paeoniflorin có thể có tác dụng chống dị ứng. Ngoài ra, Paeoniflorin tạo ra tác dụng hạ đường huyết đáng kể ở chuột được điều trị bằng streptozotocin và có tác dụng tối đa sau 25 phút sau khi điều trị.

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho hay nhiều những nghiên cứu đã tiến hành cho thấy tiềm năng của chiết xuất và các hợp chất từ Bạch thược tác dụng lên bệnh mạch máu do tắc nghẽn, tác dụng chống viêm, điều hoà miễn dịch, hạ đường huyết,…

Công dụng

Bổ máu, giãn cơ, điều kinh, tiêu viêm, làm mát.

Chủ trị: Thiếu máu, da xanh xao, đau sườn ngực, cơ thể yếu, mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều, người nóng phát sốt, chóng mặt đau đầu, chân tay co rút, đau bụng kinh.

Thiếu máu tán huyết: Đặc điểm, nhận diện và điều trị bệnh

Ngày dùng từ 8g đến 12g, dạng thuốc sắc, hoặc thuốc hoàn. Thường phối hợp với một số vị thuốc khác.

Bài thuốc kinh nghiệm

Trị váng đầu

Có kèm theo hoa mắt, ù tai, cơ bắp run giật, chân tay tê dại.

Dùng bài Bổ can thang (Y tông kim giám): Bạch thược 20g, Đương quy, Thục địa mỗi thứ 16g, Táo nhân 20g, Mạch môn 12g, Xuyên khung và Mộc qua mỗi thứ 8g, Cam thảo 4g, sắc nước uống.

Trị chứng co giật cơ

Chủ yếu cơ cẳng chân co rút

Dùng bài Thược dược Cam thảo thang ( Thương hàn luận): Bạch thược, Cam thảo, mỗi thứ 16g, sắc uống.

Hoặc dùng bài: Thược dược 30g, Quế chi, Cam thảo mỗi thứ 15g, Mộc qua 10g, ngày 1 thang, sắc uống.

Trị tiểu đường

Cam thảo giáng đường phiến: Cam thảo sống 8g, Sinh Bạch thược 40g.

Thuốc bổ máu

Có tác dụng với chứng: Thiếu máu, da xanh xao, đau tức sườn ngực, cơ thể yếu, mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều.Bài

Tóm lại, giảng viên Cao Đẳng Y Dược vắn tắt bạch thược có tác dụng bổ máu, giãn cơ, tiêu viêm. Có thể nói, cây bạch thược là một vị thuốc rất quý và có vô số công dụng hữu ích cho sức khỏe. Tác dụng của cây bạch thược không chỉ được công nhận thông qua các bài thuốc Đông Y, mà còn có cả các nghiên cứu khoa học chứng minh.