Trắc bá diệp vị thuốc đông y sát trùng, cầm máu hiệu quả

Cây trắc bá diệp là loài cây cảnh, đồng thời được sử dụng làm thuốc. Hạt và lá trắc bá diệp là vị thuốc quý, được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

Tên gọi

Tên dược liệu: Bá tử nhân.

Tên gọi khác: Trắc bạch diệp, Cây bách, Trắc bá, Bá tử…

Tên khoa học: Platycladus orientalis (L.) Franco.

Họ: Trắc bách (Cupressaceae).

Mô tả dược liệu

Trong Đông Y trắc bá là loại thực vật hạt trần, cây phát triển tối đa có thể cao tới 6 – 8m. Cây dạng tháp, phân nhiều nhánh xếp theo những mặt phẳng thẳng đứng. Dọc thân mọc nhiều nhánh con chứa lá. Nón quả hình trứng, có 6 – 8 vảy dày, xếp đối nhau.

Hạt của cây Trắc bá chính là vị thuốc Bá tử nhân. Hạt có hình trứng dài hay bầu dục hẹp. Đường kính hạt 1,5 – 3mm, dài khoảng 4 – 7mm. Vỏ hạt cứng nhẵn. Mặt ngoài màu trắng, hơi vàng hoặc màu vàng nâu nhạt, có phủ một vỏ lụa dạng màng. Đỉnh hơi nhọn, có một điểm nhỏ màu nâu thẫm, đáy tròn tù. Hạt này chất mềm, nhiều chất dầu. Vị ngọt, có mùi thơm nhẹ.

Phân bố

Trắc bá là cây của vùng Đông Bắc Trung Quốc, Triều Tiên, Myanmar.

Ở nước ta, cây trồng rộng rãi khắp các vùng miền để làm cảnh và thu hái để làm thuốc.

Thu hái, chế biến, bảo quản Bá tử nhân

Vị thuốc Bá tử nhân hay hạt của cây Trắc bá được thu hái vào mùa thu đông. Hạt thu hái về đem phơi khô, xát bỏ vỏ ngoài, lấy nhân phơi khô lại lần nữa. Khi dùng có thể để nguyên hay ép bỏ cho bớt dầu.

hạt trắc bá vốn tính nhiều dầu, nên vị thuốc này dễ bị hư hại, ẩm ướt, mối mọt. Lưu ý cất giữ nơi khô ráo, thoáng mát và phải kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện nếu thuốc bị hư hại.

Thành phần hóa học của vị thuốc Bá tử nhân

Trong hạt có chứa chất béo và Saponosid (0,64%).

Ngoài ra còn một ít tinh dầu. Trong tinh dầu có 1-borneol bomyl acetat, camphor, sesquiterpen alcol.

Công dụng của Bá tử nhân

Giảng viên Cao Đẳng Y Dược cho hay bá tử nhân vị thuốc ngọt, tính bình, quy vào 2 kinh Tâm, Tỳ. Chính vì đặc tính có nhiều chất nhờn béo, nên nó có thể tu bổ, dưỡng được tâm, bổ tâm huyết từ đó mà có công dụng chữa mất ngủ, hồi hộp kinh sợ do nguyên nhân tim bị thiếu máu.

Ở những trường hợp người cao tuổi, người bị bệnh lâu ngày dẫn đến đại tràng bị khô chất dịch mà không đi tiêu được, nó cũng được dùng chữa táo bón trong những tình huống ấy. Đó là do tính chất nhu nhuận của vị thuốc này.

Liều dùng, lưu ý khi dùng thuốc

Liều dùng: Bá tử nhân có thể dùng được từ 4 – 12g/1 ngày

Lưu ý: Do vị thuốc có nhiều dầu, nên những người đi phân lỏng hay thường có đàm thì phải kiêng dùng để tránh bệnh nặng hơn.

Bá tử nhân giúp an thần, bớt lo láng sợ hãi

Hạt trắc bá có tác dụng an thần, giảm lo lắng sợ hãi

Một số bài thuốc sử dụng Bá tử nhân

Bài thuốc trị phòng dục quá độ thành lao, tâm huyết hư tổn, tinh thần hốt hoảng, mất ngủ mộng mị, hồi hộp sợ sệt, giảm trí nhớ, di hoạt tinh

Bá tử nhân 20gr, Thục địa 20gr, Mạch môn, Câu kỷ tử, Đương quy, Phục thần, Huyền sâm (mỗi thứ 12gr), Xương bồ, Cam thảo (mỗi thứ 4gr).

Các vị đem tán nhỏ, trộn đều, luyện mật làm viên to như hạt bắp, uống với nước Đăng tâm thảo vào sáng sớm và buổi tối. Hoặc cũng có thể sắc uống.

Bài thuốc trị máu không nuôi dưỡng được tim, dẫn đến hồi hộp mất ngủ

Bá tử nhân 16gr, Toan táo nhân 16gr, Viễn chí 8gr. Tất cả đem sắc uống.

Bệnh nhân tim đánh trống ngực hồi hộp, lo âu, mất ngủ, quên lẫn, táo bón trường diễn

Lấy khoảng 15gr Bá tử nhân đem giã dập, nấu với 100gr gạo tẻ thành cháo. Cho mật ong một lượng vừa đủ vào, khuấy đều rồi cứ thế nấu đến khi cháo chín, sôi lăn tăn là được.

Bài thuốc chữa trường hợp người âm hư mồ hôi ra nhiều

Bá tử nhân 16g, Hạ khúc, Mẫu lệ, Đảng sâm, Ma hoàng căn, Bạch truật mỗi thứ 12g, Ngũ vị tử 8g, Mạch nhu 16g.

Tất cả đem tán bột, trộn với Táo nhục làm viên, hoặc sắc uống.

Hạt trắc bá là một vị thuốc hay, hay ở đây nếu như được dùng đúng người đúng bệnh. Bởi vậy, không chỉ riêng với Bá tử nhân, mà bất cứ vị thuốc nào cũng thế, Ban tư vấn Cao Đẳng Dược Tp hcm khuyên bạn nếu muốn sử dụng để chữa bệnh, bệnh nhân tốt nhất nên có sự thăm khám cẩn thận từ người có chuyên môn.