Cây chùm ngây từ lâu đã được xem là loại thực phẩm tự nhiên được nhiều người ưa chuộng, không chỉ có thể làm thức ăn mà còn được sử dụng như một vị thuốc quý.
- Quất từ cây cảnh đẹp ngày Tết đến vị thuốc hay trong YHCT
- Y học cổ truyền mách bài thuốc hay từ lá trầu không
- Khám phá những vị thuốc có trong chiếc bánh chưng ngày Tết
Một số tác dụng chữa bệnh của cây chùm ngây
Vậy tác dụng của cây chùm ngây là gì và làm thế nào để khai thác hiệu quả việc sử dụng cây chùm ngây trong cuộc sống?
Cây chùm ngây là cây gì?
Trang thuốc Bắc Nam chia sẻ: Chùm ngây có tên khoa học là Moringa oleifera. Theo các nghiên cứu khoa học, lá và hoa moringa có nhiều vitamin C hơn trái cam bảy lần, hơn sữa bốn lần chất calcium và hai lần protein, hơn cà rốt bốn lần vitamin A, hơn rau dấp cá ba lần chất sắt và hơn ba lần chất kali của chuối.
Trái và hạt cây moringa cũng có thể ăn được, hạt cây có mùi vị như măng tây. Trong hoa và rễ của cây moringa có chất pterygospermin là một trụ sinh (antibiotic) rất mạnh, ăn thường xuyên sẽ giảm được nhiễm trùng do tạp khuẩn của môi trường. Cây chùm ngây cung cấp những hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid và kaempferol. Lá và hoa đã được dùng để chữa được nhiều bệnh như cảm cúm, bao tử, gan, tiểu đường, tim.
Cây chùm ngây là cây gì?
Tác dụng chữa bệnh của cây chùm ngây
Nhiều tác giả ví cây chùm ngây là “thần diệu” hay là loại rau sạch của thế kỷ 21. Bà con mình dùng lá chùm ngây nấu canh với tôm, tép, thịt nạc hoặc trộn gỏi. Trong y học cổ truyền, sử dụng chùm ngây chữa u xơ tuyến tiền liệt, huyết áp cao, tăng mỡ máu… Hiện nay có khoảng 80 quốc gia trên thế giới trồng chùm ngây làm rau ăn. Cây chùm ngây là một loại thực vật quý hiếm. Tác dụng của cây chùm ngây đã được ngành y học chứng minh chữa được nhiều bệnh như phòng ngừa loãng xương, phòng bệnh ung thư…Đặc biệt, Lá của cây chùm ngây có chứa 46 loại chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C và vitamin A. Vì vậy cây chùm ngây được xem là một loại thuốc nam chữa được rất nhiều bệnh và được mọi người sử dụng rất nhiều.
- Chùm ngây giúp phòng bệnh ung thư, thoái hóa điểm vàng và xơ nang:
Bác sĩ Y học Cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết lá của cây chùm ngây có chứa những chất chống oxy hóa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Các chất chống oxy hóa này giúp trung hòa các tác động tàn phá của các gốc tự do, từ đó bảo vệ chúng ta khỏi bệnh ung thư và các bệnh thoái hóa như thoái hóa điểm vàng và bệnh xơ nang.
Tốt cho cơ bắp, sụn, xương, da và máu: Lá của cây chùm ngây rất giàu các axit amin. Nó chứa 18 axit amin, trong đó có 8 axit amin thiết yếu (isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalaine, threonine, tryptohyan, valine) nên loài cây này chứa protein “hoàn hảo’ và là một loại cây rất hiếm trong thế giới thực vật.
Trên thực tế, hàm lượng protein của cây chùm ngây nhiều ngang thịt, do đó nó rất có lợi cho những người ăn chay vì họ sẽ không lo bị thiếu protein. Protein là chất đặc biệt cần thiết để xây dựng cơ bắp, sụn, xương, da và máu. Nó cũng quan trọng với cơ thể vì là chất cần thiết trong quá trình sản xuất các enzyme và hormone.
Tác dụng chữa bệnh của cây chùm ngây
- Phòng ngừa loãng xương bằng cây chùm ngây
Với hàm lượng canxi và magie phong phú, cây chùm ngây trở thành một trong những loại thực vật có tác dụng tốt cho xương khi bạn bổ sung chúng qua ăn uống hoặc dùng để pha trà.
- Tốt cho da, xương và sụn
Giống cây chùm ngây chứa cytokinin (Moringa YSP) – một loại kích thích tố thực vật tạo ra phân chia tế bào, tăng trưởng, và làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào.
Tốt cho cơ bắp, sụn, xương, da và máu: Lá của cây chùm ngây rất giàu các axit amin.
- Cách dùng đảm bảo chất lượng tác dụng của cây chùm ngây tốt nhất
Lá của Cây Chùm ngây dùng nấu canh rất ngọt và bỗ dưỡng, chỉ cần mỗi ngày dùng 2 chén canh rau Chùm Ngây (tương đương khoảng 10-15g lá khô) sẽ cung cấp được dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt rất tốt cho trẻ em suy dinh dưỡng và người cân hồi phục sức khỏe sau quá trình điều trị, có thể sử dụng lá non chùm ngây làm sa lát, xào với thịt hoặc xay thành bột pha nước đun sôi để nguổi cho tiện dùng.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn