Sa sâm là một loại cỏ sống lâu năm, gần đây được biết đến nhiều với nhiều công dụng như dùng trong bữa ăn hàng ngày, nấu nước uống giải khát và có thể chữa được nhiều bệnh.
- Lợi ích và những lưu ý khi sử dụng cam thảo mà bạn nên biết
- Có thể bạn chưa biết: Wasabi từ món ăn đến vị thuốc
- Công dụng của nghệ vàng và những lưu ý khi sử dụng
Vài điều thú vị về Sa sâm – loài sâm quý mọc dại trên cát
Bác sĩ Y học Cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết trong dân gian Sa Sâm còn được biết đến như một loại thuốc có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, tác động vào kinh phế, vị.. Ở Việt Nam, cây thường mọc ở các vùng ven biển có nhiều cát như: Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Thông tin cơ bản mà bạn cần phải biết về sa sâm
- Đặc điểm thực vật của Sa sâm
Sa sâm có tên khoa học là Launaea pinnatifida Cas, cây thuộc họ hoa cúc. Ngoài ra cây còn được biết đến bằng nhiều cái tên khác nhau như: sâm cát, bạch sâm, xà lách biển, ngân sa sâm, sa sâm nam, hải cúc,… Cây đặc trương bởi mùi thơm đặc biệt.
Cây có rễ hình trụ tròn, đôi khi phân nhánh, cây trưởng thành có chiều dài khoảng 15 – 45 cm, đường kính 0,4 -1,2 cm.
Thân cây có màu trắng vàng nhạt, hơi thô ráp, đôi khi còn sót lại lớp ngoài màu nâu vàng, đoạn thân gần về phía gốc và rễ cây lại có màu trắng. Lá có dạng răng cưa
Rễ con của cây lốm đốm màu vàng nâu. Càng về gần đầu rễ thì càng nhọn dần; chất giòn, dễ bị bẻ gẫy.
Hoa dạng cụm hoa đầu, có màu vàng, hoa thường mọc ở đốt và ở gốc; cuống hoa ngắn, mọc đơn độc.
Quả bế hình trụ; đầu quả hơi thon lại, dài 4mm có chùm lông nhưng rụng sớm.
Thu hoạch sâm cát được diễn ra quanh năm, tuy nhiên vẫn chủ yếu thu hoạch vào mùa mưa.
- Bộ phận dùng của cây Sa sâm
Bộ phận được sử dụng làm thuốc chính của sa sâm là rễ cây.
- Cách chế biến và thu hái Sa sâm như thế nào?
Cây thường được thu hái vào tháng 8-9 hàng năm, sau khi thu hái về sẽ được rửa sạch bằng nước vo gạo, rồi đồ chín sau cùng đem thái thành lát mỏng phơi khô để làm thuốc.
Thông tin cơ bản mà bạn cần phải biết về sa sâm
- Thành phần hóa học của cây sa sâm
Sa sâm có chứa nhiều tinh dầu, acid triterpenic, β-sitosterol, polysaccharid, nhiều dẫn chất coumarin, dẫn chất của psoralen và scopoletin, Saponin,… Do đó nó có tác dụng giãn mạch, tăng trương lực cơ tim, trừ đờm và kháng khuẩn. Có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, tác động vào kinh phế, vị. Ngoài ra còn có công dụng dưỡng âm, thanh phế, tả hỏa, chỉ thấu, ích vị sinh tân.
Cây sâm cát có tác dụng gì?
– Sa sâm có chứa Saponin như trong nhân sâm nên sản phẩm tạo ra từ Sa sâm có giá trị dinh dưỡng rất cao.
– Trị bệnh cảm sốt, khô miệng: khi dùng sâm cát kết hợp với các loại thảo dược khác có thể trị các bệnh như: cảm sốt, miệng khô khát nước, phổi nóng mà ho, ho ra máu.
– Trị viêm phế quản, ho, hen: Sa sâm có tác dụng mát phổi, dưỡng huyết, chữa ho, hết đờm, trừ phiền nhiệt, nên được dùng chủ yếu để chữa ho, trừ đờm và làm mát phổi.
– Trị thiếu máu, vàng da: Bệnh nhân có vấn đề về gan cũng có thể sử dụng cây sâm cát để điều trị chứng thiếu máu vàng da.
– Ngoài ra, khi kết hợpSa sâm cùng với các vị thuốc khác như: Ba kích, dâm dương hoắc để ngâm rượu thuốc sẽ có tác dụng giúp tăng cường chức năng sinh lý và bồi bổ sức khỏe.
Đây là thông tin được đăng tải trên chuyên mục thuốc Bắc Nam.
- Đối tượng sử dụng Sa sâm
Bệnh nhân mắc cảm sốt
Bệnh nhân ho hen, ho khan, ho lao
Bệnh nhân suy giảm chức năng sinh lý dùng sa sâm ngâm rượu với ba kích, dâm dương hoắc và nhục thung dung.
Cây sâm cát có tác dụng gì?
- Lưu ý khi sử dụng
Trên thị trường thuốc hiện nay có rất nhiều nguồn gốc Sa sâm khá phức tạp, do vậy cần chú ý khi lựa chọn. Tránh mua thuốc quá rẻ, thu hái sớm, hay mua ở những nơi không rõ nguồn gốc.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn