Cây thông thiên là loài cây được trồng phổ biến ở nước ta với mục đích để làm cảnh. Tuy nhiên chiết xuất từ loài thực vật này vừa có tác dụng vừa có tính độc.
- Biện pháp giảm đau dạ dày hiệu quả không cần dùng thuốc
- Khám phá công dụng của tinh dầu bưởi đối với con người
- Tìm hiểu công dụng chữa bệnh của vị thuốc Đông Y Hoàng Kỳ
Vì sao nói cây thông thiên là loài cây đẹp mà có độc?
Theo đó, cây thông thiên có những đặc điểm mà bạn cần chú ý để sử dụng sao cho phù hợp.
Đặc điểm thực vật của cây thông thiên
Cây thông thiên thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae), tên khoa học là Thevetia peruviana, được biến đến với nhiều cái tên khác nhau như: dây huỳnh, trúc đào vào,….Cây có thân khá cao khoảng 3-4m, cành dài mềm màu trắng xám. Lá mọc kiểu so le, có màu xanh nhạt, phía mặt trên của lá bóng hơn mặt dưới, lá có hình mũi mác hẹp. Hoa thông thiên màu vàng tươi, hoa đồ có dạng tiền khai hoa vặn. Quả thông thiên là loại quả hạch, có hình bán cầu. Vỏ phía ngoài của quả có màu xanh lá, nhưng ở bên trong phần thịt quả lại có màu trắng. Nhựa cây là nhựa mủ, màu trắng như sữa và có tính độc. Thông thường loài này được dùng để làm cảnh vì hoa củng chúng khá bắt mắt.
Một số chất hóa học có cây Thông thiên
Theo Bác sĩ y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, người ta đã phát hiện trong hạt của loài này có chứ acetyl glycerol của acid oleic. Đặc biệt là có chứa hoạt chất thevetin, đây là một trong những loại glycoside tim, hoạt chất này vừa có ác dụng dược lý vừa có tính độc cho người và động vật. Ở trong các bộ phận khác của cây như: rễ, thân, lá,… cũng có độc tính này
Tác dụng dược lý từ các loại chất hóa học trong cây
Trên chuyên mục thuốc Bắc Nam cho hay: Thevetin tác dụng cường tim như các glycoside tim khác. Ty nhiên chất này dễ tan trong nước nên tác dụng tới cơ thể nhanh và cũng bị bài tiết nhanh. Ngoài ra còn kích thích cơ trơn của bàng quang và ruột, có tác dụng trong việc thông tiểu.
Người ta chỉ dùng lá và quả bào chế ra thuốc hỗ trợ các bệnh về tim; lá cây còn có thể dùng chữa mụn nhọt, mụn mủ đinh. Còn các bộ phận khác như: rễ, vỏ thân, hoa, hạt và nhựa cây có độc thì dùng để sát trùng.
Tác dụng dược lý từ các loại chất hóa học trong cây
Một số nơi còn dùng hạt đem giã nát để diệt các loại côn trùng phá hoại mùa màng.
Đây là loài cây có độc, nên phải thật cẩn trọng khi sử dụng, nếu tự ý sử dụng có thể dẫn tới những hậu quả không lường.
Các dạng thuốc được bào chế từ thông thiên
Thevetin đã được điều chế thành thuốc trợ tim ở dạng dung dịch 1%. Liều dùng cho loại này là uống tử 1- 2mg/ngày, có thể chia ra uống 2-3 lần/ngày. Thevetin đào thải nhanh nên có thể dùng lâu vì thuốc không tích lũy.
Dạng thứ hai là thuốc tiêm, ở dạng này tốt nhất là làm theo chỉ định của bác sĩ để tránh tiêm quá liều.
Dùng thuốc khi nào?
Thông thường thuốc được sử dụng trong những trường hợp yếu tim, rối loạn nhịp tim, viêm tâm cân, hội chứng suy nhược tim sau khi phẫu thuật. Thậm chí có thể dùng thuốc khi có triệu chứng đau ở khu vực van tim, đặc biệt có thể sử dụng khi mức độ tổn thương có dấu hiệu tăng.
Lưu ý khi dùng thuốc được điều chế từ thông thiên
Thevetin có độc tính nên tuyệt dối không ùng cho trẻ em, khi sử dụng cho người lớn cũng cần theo chỉ định của bác sĩ. Những người bị mẫn cảm với digoxin hoặc digitoxin cũng không được dùng thuốc này.
Lưu ý khi dùng thuốc được điều chế từ thông thiên
Thận trọng trong việc dùng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ em, tốt nhất là không sử dụng,
Một số tác hại từ cây thông thiên
Do loài này thuộc nhóm cây có độc, cho nên cần phải cảnh báo cho người thân, người xung quanh, đặc biệt là nhắc nhở trẻ em để tránh gặp phải những rủi do đáng tiếc.
Nếu không cẩn thận ăn phải một trong các bộ phận của cây thì nhẹ sẽ: tê bì lưỡi, buồn nôn, khó chịu trong người, thở gấp, đổ mồ hôi liên tục, rối loạn thị giác.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn