Atisô là một loại thực vật có lợi cho sức khỏe, khá nhiều người ưa chuộng những món ăn được chế biến từ atisô. Vậy tác dụng của atiso đối với sức khỏe của chúng ta là gì?
- Biện pháp giảm đau dạ dày hiệu quả không cần dùng thuốc
- Khám phá công dụng của tinh dầu bưởi đối với con người
- Tìm hiểu công dụng chữa bệnh của vị thuốc Đông Y Hoàng Kỳ
Bạn có biết tác dụng của atiso đối với sức khỏe là gì?
Theo đó, các bạn chuyên gia y tế Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cung cấp một số tác dụng của atiso đối với sức khỏe của con người. Dưới đây là thông tin chi tiết về vấn đề này.
Tác dụng của từng bộ phận trên cây atiso
Atisô có những tác dụng trong việc bảo vệ sức khoẻ, giải nhiệt cho cơ thể và đặc biệt còn giúp chúng ta chống, ngăn ngừa một số bệnh như ung thư, phục hồi chức năng gan…
Theo đông y, trên mục thuốc Bắc Nam thì lá cây Atisô có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng đề điều trị bệnh phù và thấp khớp, thân và rễ cũng có tác dụng giống lá atiso. Cụm hoa và lá dùng để ăn, ngoài ra còn được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, chữa các bệnh suy gan thận, viêm thận cấp và mạn tính, sưng khớp xương.
Hoa atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).
Bộ phận dùng là lá tươi hoặc khô, đem sắc hoặc nấu cao lỏng, chữa bệnh về gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.
Các bác sĩ cảnh báo mọi người không nên lạm dụng atisô
chức năng Gan là lọc thải chất độc nên dễ bị nhiễm độc gan, Atisô được coi là “thần dược” đối với bệnh gan vì nó loại bỏ các độc tố trong gan. chức năng gan khoẻ hay yếu, tiêu hoá tốt hay không sẽ biểu hiện qua Làn da của bạn. Nên trà atisô sẽ cải thiện làn da của bạn rất nhiều.
Các bác sĩ cảnh báo mọi người không nên lạm dụng atisô
Thái mỏng, phơi khô Thân và rễ cây Atisô sẽ có công dụng giống lá. Các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể… nên dùng Hoa cây Actisô.
Các chuyên gia đông y cũng cảnh báo, rau và trà từ cây Atisô không nên lạm dụng, nếu ăn và uống quá mức sẽ có những tác dụng phụ do Atisô gây ra như hại gan, có thắt cơ trơn của hệ tiêu hóa, trướng bụng, cơ thể mệt mỏi.
Đặc điểm của Atisô là gì?
Atiso có tên khoa học là Cynara Scolymus, thuộc họ nhà cúc, có nguồn gốc từ vùng nam Châu Âu.
Atisô là cây thảo lớn, Thân cao 1 – 2 mét, thẳng và cứng, có khía dọc, phủ lông trắng như bông. Lá to, dài, mọc so le; phiến lá xẻ thùy sâu và có răng không đều, mặt trên xanh lục mặt dưới có lông trắng, cuống lá to và ngắn. Cụm hoa hình đầu, to, mọc ở ngọn, màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt, lá bắc ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, đế cụm hoa nạc phủ đầy lông tơ, mang toàn hoa hình ống. Quả nhẵn bóng, màu nâu sẫm có mào lông trắng.
Thành phần hóa học của atiso (dược liệu actiso)
Atiso là một loài cây thuốc quý, trong thành phần của cây atiso có chứa rất nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe, giúp ngăn ngừa và điều trị nhiều bệnh.
Trong cây Atiso chứa chất đắng có phản ứng Acid gọi là Cynarin (Acid 1 – 4 Dicafein Quinic), ngoài ra còn chứa Inulin, Tanin, các muối kim loại K (tỉ lệ rất cao), Ca, Mg, Natri.
Thành phần hóa học của atiso (dược liệu actiso)
Trong Lá atiso có chứa các acid hữu cơ như acid Phenol, acid Alcol, acid Succinic, Hợp chất Flavonoid (dẫn chất của Luteolin), bao gồm Cynarozid ( Luteolin – 7 – D Glucpyranozid) và Scolymozid (Luteolin – 7 – Rutinozid – 3’ – Glucozid).
Lá chứa nhiều hoạt chất nhất: Polyphenol, Clorogenic, hợp chất Flavonoid (đặc biệt là Rutin). Dẫn chất Caffeic như Clonogenic acid, Neoclorogenic acid, Cyptoclorogenic acid, Cynarin. Sesquiterpen lacton: Cynarpicrin, Dehydrocynaropicrin, Grossheimin, Cynatriol.
Hoa Atiso chứa Inulin, Protein, dầu béo, Carbohydrate, chất vô cơ, Ca, P, Fe,Caroten
Thân và lá còn chứa muối hữu cơ của các kim loại K, Ca, Mg, Na (hàm lượng Kali rất cao).
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn