Những lợi ích, tác hại từ quả sung đến sức khỏe

Sung là loại quả khá phổ biến trong đời sống, rất giàu Kali và natri tốt cho sức khỏe, ngoài việc sử dụng để ăn vặt, quả sung còn có lợi ích cho sức khỏe.

Những lợi ích, tác hại từ quả sung đến sức khỏe

Những lợi ích, tác hại từ quả sung đến sức khỏe

Dưới đây là một số thông tin cơ bản về quả sung và lợi ích của nó đối với sức khỏe con người được các chuyên gia y tế Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ.

Những thông tin cần biết về quả sung

Quả sung là loài quả quen thuộc với con người, và còn được gọi với tên gọi khác là vô hoa quả, thiên sinh tử, mật quả…. Quả sung có thể sử dụng như một loại quả ăn vặt hoặc dùng chế biến thành nhiều món ăn dân dã như: sung muối chua, gỏi sung…khá phổ biến và được ưa chuộng nhiều.

Thành phần của quả sung gồm: chất xơ, Canxi, chất béo, tinh bột, các loại vitamin, đường….

Theo Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt, có tác dụng trong hỗ trợ các bệnh về tiêu hóa, giải độc, tiêu thũng nên thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, phụ nữ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét…

Những thông tin cần biết về quả sung

Những thông tin cần biết về quả sung

Lợi ích từ quả sung đối với sức khỏe

  • Ngăn ngừa loãng xương

Bạn có thể bổ sung canxi từ những quả sung. Quả sung theo nghiên cứu trong thành phần rất giàu canxi có thể bổ sung một lượng lớn canxi cho người dùng phòng chống loãng xương. Ngoài ra, trong thành phần quả sung còn có các nguyên tố khác như Chất kali, mangan cũng có ảnh hưởng đến mật độ xương. Để chống lại sự bài tiết canxi trong nước tiểu thì vai trò của kali là không thể thiếu. Trong khi đó, mangan giúp kích hoạt các enzym tiêu hóa thức ăn và giải phóng các dưỡng chất canxi giúp xương chắc khỏe.

  • Giúp hạ huyết áp

Theo nghiên cứu cho thấy trong quả sung  có nhiều kali và ít natri. Do đó khi ăn quả sung sẽ bổ sung lượng kali trong cơ thể làm giảm khả năng mất cân bằng giữa natri và kali – giảm khả năng huyết áp cao. Do đó, việc áp dụng chế độ ăn uống giàu trái cây và rau củ, đặc biệt là quả sung tươi sẽ giúp cho lượng kali trong cơ thể tăng cao trở lại. Đây là món ăn hoàn hảo để chống lại sự xuất hiện cũng như tác động của tăng huyết áp.

Không chỉ vậy, quả sung còn chứa nhiều chất béo omega-3 và omega-6, giúp huyết áp ổn định và phòng ngừa được một số bệnh về tim mạch.

  • Ngăn ngừa táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa

Trong thành phần của sung chứa chủ yếu là chất xơ có tác dụng kích thích nhu động ruột, tạo ra một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển và ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Do vậy, Bổ sung ăn sung trong bữa ăn giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh về dạ dày, đại tràng, chống táo bón và giảm nguy cơ bị trĩ.

Có thể sử dụng sung tán thành bột khô để uống hàng ngày thay cho việc ăn sung trực tiếp. Ngoài ra, có thể dùng sắc 6-9g với nước ấm để chống viêm loét dạ dày tá tràng hoặc chế thành trà uống hàng ngày.

  • Giảm trọng lượng cơ thể

Các chất xơ trong quả sung còn được dùng để giảm cân do đó đây là sự lựa chọn tốt nhất cho người béo phì. Tuy nhiên, trong quả sung cũng có hàm lượng calo cao nên có thể làm tăng cân. Vì vậy không nên lạm dụng quả sung trong mục tiêu giảm cân của mình.

Lợi ích từ quả sung đối với sức khỏe

Lợi ích từ quả sung đối với sức khỏe

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da

Theo kinh nghiêm dân gian, thì Sung có thể chữa được các bệnh da liễu như mụn nhọt, lở loét, giời leo,…

Cách sử dụng: Sắc 3-4 g sung đã được nghiền nhỏ và phơi khô, sau đó dùng để rửa vết thương rất hiệu quả. Hoặc tán sung nhỏ, sao khô lên rồi rắc lên vết thương sử dụng liên tục 5 ngày sẽ thấy vết thương nhanh lành lại.

  • Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình có tác dụng kiện tỳ thanh tràng (tăng cường tiêu hóa và làm sạch ruột), tiêu thũng, giải độc. Vì vậy mag có thể sử dụng quả sung thường được dùng để chữa trị các bệnh đường tiêu hóa như viêm ruột, kiết lỵ, đại tiện bí kết, …

  • Ngăn ngừa ung thư và tiểu đường

Theo nghiên cứu về các loại thuốc Bắc Nam cho thấy các chất trong quả sung như coumarin, pectin, beta-carotene, vitamin A, C, E, K, đồng, sắt, kẽm… có khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu. Đặc biệt là hợp chất pectin – đây là một loại chất xơ hòa tan có tác dụng giúp kích thích nhu động ruột khỏe mạnh. Đồng thời, Hàm lượng chất xơ trong sung cao có thể mang sức khỏe tốt nhờ ngăn cản một số loại ung thư vùng bụng. Điều này giúp ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột kết.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn