Bác sĩ tư vấn cách phòng ngừa bệnh khớp ở người cao tuổi

Ở người cao tuổi thường rất khó tránh khỏi việc nhức mỏi tay chân, đau xương khớp,… do quá trình lão hóa cơ thể, đặc biệt là các bệnh liên quan đến xương khớp

Ở người cao tuổi thường rất khó tránh khỏi việc nhức mỏi tay chân, đau xương khớp
Ở người cao tuổi thường rất khó tránh khỏi việc nhức mỏi tay chân, đau xương khớp

Bài viết này, bạn đọc hãy cùng theo dõi các bác sĩ tư vấn vê nguyên nhân dẫn tới bệnh khớp ở người cao tuổi, cũng như những kiến thức để phòng ngừa căn bệnh này một cách hiệu quả nhất.

Đau nhức khớp gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi

Nguyên nhân là do sự thay đổi của thời tiết như nóng lạnh thất thường kéo theo hàng loạt sự thay đổi của các yếu tố bên trong cơ thể như độ nhớt của máu, độ nhớt dịch khớp, sự kết tủa của các muối, thay đổi nồng độ các hóa chất trung gian thay đổi vận mạch góp phần làm xuất hiện các đợt đau xương khớp.

Thực tế, bệnh khớp thường không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng bệnh khớp ở người cao tuổi thường kéo dài dai dẳng, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của người cao tuổi. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bệnh khớp ở người già? Điều trị như thế nào cho hiệu quả?

Nguyên nhân gây ra bệnh khớp ở người cao tuổi

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh khớp như xương khớp bị viêm, thoái hóa khớp, loãng xương, bệnh Paget, thừa cân, béo phì hoặc do tư thế nằm ngủ hàng ngày không đúng.

Đau nhức xương khớp ở người cao tuổi thường rất dai dẳng (nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm), đặc biệt là gây mệt mỏi chỉ muốn nằm, ngủ hay nghỉ ngơi. Từ đó, đau nhức xương khớp sẽ là nguyên nhân khiến các bệnh khác xuất hiện kèm theo.

Hậu quả do đau nhức xương khớp ở người cao tuổi

Khi bị đau xương khớp, người cao tuổi sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày và phải thường xuyên nhờ tới sự hỗ trợ của người khác. Họ thường ngại vận động và tâm trạng buồn phiền dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Nếu bệnh diễn tiến lâu ngày sẽ càng nặng hơn và có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: biến dạng khớp, loãng xương, thoái hóa xương, nghiêm trọng hơn là ung thư xương. Ngoài ra, việc ít vận động còn tăng nguy cơ mắc các bệnh: mỡ trong máu, tiểu đường, sa dạ dày, rối loạn tiêu hóa…

Biện pháp phòng ngừa bệnh khớp ở người cao tuổi hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh, vào mùa lạnh người già cần được giữ ấm cơ thể và tại vị trí các khớp. Bằng cách, khi ra đường người cao tuổi nên mặc đủ ấm, cổ quàng khăn ấm, tay đi găng, chân đi tất.

Theo một số chia sẻ của các bác sĩ – giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, khi có dấu hiệu nhức khớp, tê, mỏi xảy ra (nhất là khi ngủ dậy) ở vị trí nào thì hãy làm nóng vùng xung quanh vị trí đó bằng cách thoa dầu. Nhờ đó sẽ làm nóng vùng xung quanh để cho các mạch máu giãn ra, vận chuyển máu được dễ dàng để nuôi các khớp.

Khi có dấu hiệu nhức khớp, tê, mỏi hãy xoa bóp hoặc thoa dầu vị trí đau nhức
Khi có dấu hiệu nhức khớp, tê, mỏi hãy xoa bóp hoặc thoa dầu vị trí đau nhức

Ngoài các cách trên, Bạn còn nên thay đổi chế độ ăn, vận động, bổ sung một số chất tốt cho xương khớp nhằm đối phó với bệnh khớp để có thể vượt qua mùa đông lạnh một cách khỏe mạnh nhất.

Xây dựng chế độ ăn phù hợp

Để hạn chế tình trạng viêm, giảm đau khớp người già nên ăn các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 (thường có trong các loại hạt) và uống đủ nước. Rau củ có màu xanh đậm (rau bina, cải xoăn), ngũ cốc (hạt bí ngô, hạt lanh), cá hồi, cá ngừ, trứng, đậu phụ. Ngoài ra, việc tăng cường ăn đu đủ, dứa, chanh, bưởi… sẽ cung cấp thêm men kháng viêm cho cơ thể.

Các loại quả như cam, ớt đỏ, cà chua… chứa nhiều vitamin C cũng có thể giúp làm giảm, ngăn chặn sự mất sụn và giảm đau ở người già.

Bên cạnh đó, người già nên tránh dùng các thực phẩm giàu axit béo omega-6 (chẳng hạn như dầu bắp), vì loại axit này có thể gây ra viêm đau đớn. Hãy thay thế các loại ngũ cốc tinh chế cho ngũ cốc nguyên hạt. Vì các nghiên cứu cho thấy ngũ cốc tinh chế có thể làm tăng viêm khớp, trong khi chất xơ ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm viêm.

Bổ sung các chất cần thiết

Để giúp đỡ nuôi dưỡng sụn và bôi trơn nhiều hơn ở các khớp xương của người già có thể bổ sung các chất như: Glucosamine sulfate và chondroitin.

Một nghiên cứu quy mô lớn của Viện Y tế Quốc gia Mỹ đã kết luận hiệu quả của sự kết hợp bổ sung 1.500mg glucosamine và 1.200mg chondroitin hàng ngày có thể giúp hạn chế các triệu chứng đau khớp từ trung bình đến nặng. Ngoài ra, bổ sung nhiều vitamin D (từ ánh sáng mặt trời) là hết sức cần thiết để giúp giữ cho xương mạnh mẽ, ngăn ngừa đau khớp. Các chất này có thể được bổ sung qua thuốc hay các thực phẩm chức năng.

Tuy nhiên, sử dụng thuốc cho người cao tuổi cần tuân thủ chỉ định của thầy thuốc để tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc, lưu ý tương tác thuốc và các bệnh kết hợp ở người cao tuổi.

Vận động đúng cách, vừa sức

Thời tiết lạnh thường hay đau khớp hơn bình thường là do ít làm việc, ít vận động dưới trời lạnh nên làm xương khớp khô cứng. Tập thể dục giúp bôi trơn các khớp xương để ngăn chặn cơn đau.

Vận động là cách chữa bệnh tuyệt vời nhất đối với bệnh xương khớp ở người già. Tuy nhiên, do sức khỏe yếu, mùa đông lạnh lại nhiều khí độc nên việc vận động cần được thực hiện tùy theo khả năng sức khỏe của người già. Nhưng bạn nên tập thể dục thường xuyên và nâng cao cường độ lên từ từ ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày và ít nhất ba lần mỗi tuần.

Bạn có biết vì sao đi bộ lại giúp ích cho xương khớp nhiều vậy không? Vì trong quá trình đi bộ, bàn chân tiếp xúc với mặt đất tạo ra những kích thích có tác dụng tăng cường sức sống ở các tế bào xương, khả năng vận động ở các khớp làm cho cơ bắp mạnh lên, giúp cho cơ thể duy trì thế cân bằng ở mức hoàn hảo.

Ngoài ra, bơi lội, đi xe đạp hay các môn luyện tập đòi hỏi sự bền bỉ cũng giúp cho sự duy trì chức năng ở các xương – khớp được tốt. Kể cả những người mắc chứng hư khớp, bác sĩ cũng không khuyến cáo để những bệnh nhân đó chỉ nằm nghỉ ngơi mà khuyến khích họ thực hiện những động tác do các chuyên viên chỉnh hình hướng dẫn, nhằm duy trì các gân, cơ bắp ở trạng thái tốt.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn