Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai rất quan trọng, những thay đổi trong thời kỳ này có ảnh hưởng nhiều tới nhu cầu các chất dinh dưỡng.
- Đang mang thai mà không may bị thủy đậu thì phải làm gì?
- Hội chứng buồng trứng đa nang là gì, có chữa được không?
- Đa nang buồng trứng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị hiệu quả
Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai?
Dinh dưỡng có những ảnh hưởng vừa lâu dài vừa nhất thời tới sức khỏe của người phụ nữ và tới bào thai. Dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý sẽ giúp cho bào thai lớn lên, phát triển đầy đủ và khỏe mạnh. Chất dinh dưỡng cho thai nhi được cung cấp trực tiếp từ khẩu phần ăn của người mẹ, từ kho dự trữ năng lượng của người mẹ và từ quá trình tổng hợp các chất dinh dưỡng ở nhau thai. Khi người mẹ thiếu dinh dưỡng trường diễn trong quá trình mang thai thì kích thước bánh nhai sẽ nhỏ hơn bình thường, lượng máu đi qua nhau thai giảm đi. Việc tổng hợp, vận chuyển và chuyển hóa các chất dinh dưỡng cần thiết ở bào thai cũng giảm, do đó ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Yếu tố nguy cở dẫn tới trẻ sơ sinh có cân nặng thấp do tình trạng dinh dưỡng của người mẹ kém trước và trong quá trình mang thai.
Theo các Bác sĩ đầu ngành Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thì khi mang thai, một loạt những thay đổi sinh lý của người mẹ bị thay đổi như nhu cầu dinh dưỡng, chuyển hóa, hấp thu, trao đổi. Nhu cầu một số chất tăng lên như năng lượng, vitamin và chất khoáng. Người mẹ cần được cung cấp đầy đủ năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết cho phát triển bào thai và có nguồn dự trữ cần thiết để tạo sữa nuôi con sau này. Cả quá trình mang thai 280 ngày ước tính cao hơn 80000 Kcal so với bình thường. 3 tháng cuối bổ sung thêm 350 Kcal. Nhu cầu năng lượng tăng lên để đáp ứng các yêu cầu: phát triển và hoạt động nhu cầu sinh lý của thai nhi, sự phát triển của tử cung, trọng lượng của cơ thể người mẹ tăng lên, chuyển hóa cơ bản tăng lên.
+ Lượng protein cần tăng lên so với bình thường trung bình là 10g/ngày, vào 6 tháng cuối tăng lên 15g/ngày. Protein giúp tăng trưởng tế bào và tạo khung cơ thể có trong thịt cá, trúng, đậu đỗ.
+ Tăng cường nhu cầu vtamin và chất khoáng: Canxi làm cho răng và xương chắc, khỏe, chống co cơ có trong sữa, bơ, cá. Sắt tạo hồng cầu, chống thiếu máu có trong thịt nạc. Iod: Người mẹ trong quá trình mang thai thiếu iod sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển thai nhi có khi dẫn tới những dị dạng bẩm sinh với bệnh đần độn. Vitamin A tốt cho tế bào võng mạc mắt, da có nhiều trong cà rốt, rau lá xanh thẫm, khoai lang… Vitamin D hỗ trợ cho việc hấp thu Ca có nhiều trong sữa, ngũ cốc. Bổ sung nhiều vitamin B1 từ các loại hạt họ đâu chống được bệnh tê phù. Folat tham gia vào quá trình phân chia tế bào và tạo hồng cầu. Vitamin C tăng lên do nhu cầu của bào thai về vitamin C cao.
+ Trong chế độ ăn của người phụ nữ mang thai không nên kiêng khem quá mức, chỉ hạn chế trong ăn uống các loại kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc, các gia vị như ớt, tỏi, tiêu, giấm. Bữa ăn của người phụ nữa mang thai cũng cần phải đa dạng, không nên chỉ ăn một loại thực phẩm trong một nhóm thức ăn.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai cần được bỏ sung đầy đủ các dưỡng chất, không thừa và không nên thiếu. Một vài chia sẻ trên đây hi vọng sẽ giúp bạn xây dựng được một chế độ ăn hợp lý trong thời kỳ mang thai.
Nguồn: Tapchisuckhoe.edu.vn