Bệnh dại và những điều bạn không được bỏ qua

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, bệnh nhân khi phát bệnh tỷ lệ tử vong là 100%. Hiện nay tỷ lệ tử vong đã giảm, số ca mắc bệnh cũng đã ít xuất hiện hơn.

Bệnh dại và những điều bạn không được bỏ qua

Bệnh dại và những điều bạn không được bỏ qua

Dưới đây là những điều bạn cần biết về nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh dại.

Nguyên nhân gây bệnh dại

Bệnh dại do virus dại gây ra, bệnh chủ yếu của súc vật như chó, mèo… lây sang người. Virus dại thuộc họ Rhabdovirut. Pasteur chia virus làm 2 loại:

Virut phân lập từ các động  vật bị bệnh dại đ ược gọi là virut “Dường  phô” có thời gian ủ bệnh dài và động lực cao, gây bệnh dại  ở súc vật v à người.

Bác sĩ tư vấn: Virut cấy truyền nhiều lần qua não động vật phòng thí nghiệm (thỏ) được gọi là virut cố định có thời gian ủ bệnh ngắn gây bại liệt cho động vật n ên mất  khả năng gây bệnh cho người. Loại virut này được dùng để sản xuất vacxin dại. Virut bất hoạt  nhanh chóng bởi xà phòng, ete, cồn lot ở 600C chết trong 5 phút,   ở 1000C chết trong 1 phút. Tuy vật ở nhiệt độ ph òng: virut có thể sống được từ  1-2 tuần. Vì vậy, đồ vật dính nước bọt chó dại, người bị dại được coi là nguy hiểm.

Dịch tễ học bệnh dại

Nguồn bệnh là những loài thú hoang dại như chồn, cáo, dơi; động vật nuôi như chó, mèo, ngựa, bò, cừu… Bệnh lây qua vết cắn, vết cào xước da và niêm mạc. Đối tượng mắc bệnh là tất cả mọi người tiếp xúc với suc vật mắc dại cắn và vào mùa hè tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

Cơ chế bệnh sinh bệnh dại

Từ vết thương  (do bị cắn, cào, liếm) virut theo đường dây thần kinh ngoại  vi lên não gây tổn thương các tế bào thần kinh trung ương , đặc biệt là vùng Amon, hàng não. Rồi từ đây, virut cũng theo đường thần kinh tới tuyến nước bọt và tản ra khắp hệ thống thần kinh. Virut có trong nước bọt chó dại,  10 ngày  trước khi phát bệnh .

Bệnh canh lâm sàng là do tình trạng não viêm (encephelites) dovirut d ại  gây nên. Thời gian từ đột nhập đến khi phát bệnh phụ thuộc v ào vị trí, số lượng, tính chất  vết cắn và vào sức đề kháng  của bệnh.

Cơ chế bệnh sinh bệnh dại

Cơ chế bệnh sinh bệnh dại

Triệu chứng bệnh dại

  • Thời kỳ nung bệnh: trung bình từ 20-60 ngày, có thể từ 10 ngày đến một năm, vết cắn  càng  gần mặt, thời gian ủ bệnh càng ngắn.
  • Thời kỳ khởi phát:  triệu chứng phức tạp không rõ rệt:
  • Tại vết cắn: Có giảm giác ngứa, kiến b ò, đau nhẹ ở vết cắn, người bệnh  thay đổi tính nết có thể buồn bã, lo lắng hoặc dễ bị kích động.
  • Triệu chứng ít gặp: ho, ớn lạnh, nôn, ti êu chảy, tiểu khó.

Thời kỳ toàn phát

Thể hung dữ biểu hiện là một tình trạng kích tích tâm thần vận động l à chủ yếu. Khi  bệnh nhân trở nên hung tợn, điên khùng, gây gổ đập phá lung tung, nhanh chóng tiến tới hôn mê và tử vong.

Khi tình trạng thái kích thích vận động l à chủ yếu với biểu hiện: Co cứng, run rẩy tứ chi, co giật, co thắt họng và thanh khí quản, gây triệu chứng sự nước. Khát không dám uống, chỉ nhìn thấy hoặc nghe thấy tiếng nước chảy cũng gây tăng co thắt họng và rất đau. Tình trạng co thắt nà tăng lên mỗi khi sáng .v.v..  Nét mặt luon căng thẳng, hoảng hốt, mắt sáng và đỏ , tai thính, có thể tình trạng kích thích sinh dục. Sốt tăng dần, vã mồ hôi, tăng tiết đờm dãi, rối loạn tim mạch hô hấp, xuất hiện nhiều ảo giác. Tất cả các triệu chứng tr ên xuất hiện thành từng cơn, ngày càng dày hơn, mạnh hơn, bệnh nhân có lúc tỉnh táo. Các triệu chứng nặng dần lên và tử vong trung bình từ sau 3-5 ngày do ngừng hô hấp và ngừng tim.

Thời kỳ toàn phát

Thời kỳ toàn phát

Thể liệt ít gặp  hơn  thể trên. Thường gặp ở  người bị chó  dại cắn đã tiêm vacxin nhưng muộn.  Thường không có triệu chứng sợ nước, sợ gió. Lúc đầu có thể thấy đau nhiều ở vùng cột sống, sau đó xuất hiện hội chứng liệt theo kiểu Landry: đầu ti ên liệt chi dưới, sau đó rối loạn cơ vòng, rồi liệt chi trên.Khi tổn thương tới hành não, thì xuất hiện liệt thần kinh sọ , ngừng hô  hấp   và tuần hoàn. Tử vong sau 4-12 ngày.

Bệnh nhân sau khi bị súc vật cắn cần ngay lập tức đến cơ sở y tế tiêm phòng dại và theo dõi vết cắn. ngoài ra phải theo dõi súc vật cắn xem có biểu hiện của dại hay không để kịp thời xử lý.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn