thua-dam-gay-gout

Bệnh Gout và những điều bạn cần tìm hiểu

Gout là một bệnh chuyển hoá, đặc trưng là có những đợt viêm khớp cấp và có hiện tượng lắng đọng natri urat trong các tổ chức, xảy ra do tăng acid uric trong máu.

Bệnh Gout và những điều bạn cần tìm hiểu

Bệnh Gout và những điều bạn cần tìm hiểu

Cùng tìm hiểu về bênh gout và cách chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh gout qua bài viết dưới đây.

Cơ chế bệnh sinh của bệnh gout

Acid uric là sản phẩm thoái giáng của nucleotid có base là purin:

  • Do thoái giáng acid nucleic từ thức ăn đưa vào.
  • Do thoái giáng acid nucleic từ các tế bào bị chết.
  • Do tổng hợp nội sinh và chuyển hoá purin trong cơ thể nhờ các men đặc hiệu.

Bác sĩ tư vấn: Khi acid uric trong máu tăng cao, các dịch đều bảo hoà natri urat và sẽ xảy ra hiện tượng lắng đọng urat ở một số tổ chức, đặc biệt là màng hoạt dịch khớp, sụn xương, gân, tổ chức dưới da, nhu mô thận và đài bể thận.

Nguyên nhân gây ra bệnh Gout

  • Tăng sản xuất acid uric: dùng nhiều thịt có purin, tăng thoái giáng nucleoprotein tế bào, tăng tổng hợp purin nội sinh.
  • Giảm đào thải acid uric niệu: giảm độ lọc cầu thận, giảm bài tiết của ống thận. ôi khi giảm phân hủy acid uric do vi khuẩn trong phân.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh gout

  • Xuất hiện: đột ngột
  • Vị trí: khớp bàn ngón chân, ngón tay, cổ tay cổ chân
  • Biểu hiện: Khớp sưng to, đỏ, phù, căng bóng, đau dữ dội và ngày càng tăng
  • Thời gian: Cơn kéo dài nhiều ngày, thường 5 – 7 ngày rồi các dấu hiệu viêm giảm dần.
  • Có thể có sốt vừa hoặc nhẹ

Triệu chứng lâm sàng của bệnh gout

Triệu chứng lâm sàng của bệnh gout

Hạt tophi: Đây là biểu hiện của gút mạn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, giảm tự tin giao tiếp xã hội, giảm chức nặng vận động khớp.

Dò hạt tophi khó liền: Đường vào của vi khuẩn gây nhiễm trùng khớp, nếu trên nền bệnh nhân suy giảm miễn dịch do corticoid thì rất dễ nhiễm trùng huyết.

Khớp bị cứng:

  • Gây khó khăn và hạn chế vận động.
  • Sỏi urat của thận: là loại sỏi không cản quang, chỉ có thể phát hiện qua siêu âm hệ tiết niệu.
  • Viêm thận:kẽ, viêm đài bể thận, nhiễm trùng hệ tiết niệu do ứ nước ứ mủ do sỏi urat.
  • Suy thận mạn: làm giảm thải acid uric, tăng nguy cơ bị cơn gút cấp, khó khăn khi dùng thuốc chống viêm.
  • Viêm tĩnh mạch nông chi dưới:. Thường gặp ở các bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa đi kèm: tăng huyết áp, tăng đường máu, rối loạn lipid máu, béo trung tâm…

Biến chứng có thể xảy ra khi bị bệnh Gout

  • Các biến chứng do dùng chống viêm giảm đau.
  • Các biến chứng do dùng colchicin.
  • Các biến chứng do bị dị ứng thuốc
  • Các biến chứng do dùng corticoid:Thuốc nhóm này làm giảm thải acid uric qua thận nên làm acid bị tích tự lại thành các hạt tophi, bệnh trở nên mãn tính.
  • Một loạt các tác dụng phụ khác của corticoid: Loãng xương, tăng huyết áp, đái tháo đường

Chăm sóc bệnh nhân bị bệnh gout

  1. Giảm đau và khó chịu do viêm khớp
  • Để bệnh nhân nghỉ ngơi ở tư thế thích hợp
  • Hạn chế vận động nặng
  • Để khớp ở tư thế cơ năng và vận động nhẹ tránh cứng khớp
  • Chườm lạnh tại khớp giúp giảm đau và giảm viêm
  • Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau, kháng viêm
  • Theo dõi tác dụng phụ của thuốc

Chăm sóc bệnh nhân bị bệnh gout

Chăm sóc bệnh nhân bị bệnh gout

  1. Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng vận động khớp
  • Trong đợt cấp: Cố định ở tư thế cơ năng để giảm đau
  • Sau đó nên tăng cường vận động, tập các bài tập nhẹ nhành đi bộ, đi xe đạp, tập gấp duỗi tại các khớp ngón tay, ngón chân.
  • Các phương pháp vật lý trị liệu
  • Xoa bóp, kéo nắn dãn các khớp
  1. Giảm nguy cơ loét các hạt tôphi
  • Theo dõi da tại các vùng khớp viêm phát hiện sớm tổn thương
  • Hàng ngày vệ sinh răng miệng và da để tránh các ổ nhiễm khuẩn,
  • Phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị cho bệnh nhân
  • Nếu có tổn thương chăm sóc rửa vết thương hằng ngày
  1. Cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh
  • Duy trì chế độ ăn bình thường
  • Cung cấp đủ năng lượng( 2500-3000 kcalo/ngày)
  • Vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân sạch sẽ
  • Trình bày món ăn đẹp mắt
  • Giảm cân trong trường hợp béo phì
  1. Cung cấp kiến thức về bệnh cho bệnh nhân
  • Cung cấp kiến thức về bệnh gout
  • Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp với tình trạng bệnh
  • Hướng điều trị bệnh
  • Các biến chứng có thể xảy ra nếu không điều trị sớm và không đúng phác đồ

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn