Khó tiêu là triệu chứng lâm sàng phổ biến trong chuyên khoa tiêu hóa. Mỗi năm có khoảng 25% dân số mắc phải. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạnh nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gánh nặng kinh tế.
- Cách nhận biết bong gân và cách xử lý khi bị bong gân
- Phát huy vai trò quan trọng của hoạt động thể thao với sinh viên y
- Cảnh báo nguy cơ chấn thương do tập Gym sai cách
Bệnh lý khó tiêu
Dưới đây là nội dung chi tiết về vấn đề này!
Khó tiêu là gì?
Khó tiêu là cảm giác khó chịu hoặc đau lập đi lập lại ở vùng ½ bụng trên; bắt nguồn từ ống tiêu hóa trên, liên quan đến bữa ăn và kèm với các triệu chứng: ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng,…
Các nguyên nhân gây khó tiêu
Bác sĩ tư vấn: Các nguyên nhân gây khó tiêu có thể bắt nguồn tại ống tiêu hóa hoặc ngoài ống tiêu hóa.
Các nguyên nhân tại ống tiêu hóa chủ yếu là khó tiêu chức năng chiếm tới khoảng 70% nguyên nhân,15-25% do loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản chiếm khoảng 5-15%, ngoài ra còn một số nguyên nhân ít gặp hơn như khối u đường tiêu hóa, viêm đường tiêu hóa trên, hội chứng ruột kích thích,…
Ngoài nguyên nhân tại đường tiêu hóa, một số nguyên nhân ngoài đường tiêu hóa gây khó tiêu như: lo lắng, stress, trầm cảm, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, sử dụng một số thuốc,… Cần lưu ý trên lâm sàng, sử dụng một số thuốc để điều trị các bệnh có thể dẫn tới tình trạng khó tiêu như Biphosphonates, Aspirin, Corticosteroids, NSAIDs, thuốc làm giảm lipids máu, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, theophylline, Anticholinergics,Thuốc chứa Kali, Digitalis,…
Các nguyên nhân gây khó tiêu
Triệu chứng của khó tiêu
Bác sĩ tư vấn: Triệu chứng khó tiêu được xem là triệu chứng mơ hồ, khó xác định vì vậy cần hỏi kỹ quá trình diễn ra bệnh của người bệnh. Vấn đề bữa ăn và triệu chứng khó tiêu có mối liên hệ quan trọng như triệu chứng xuất hiện sau mỗi bữa ăn hay bữa ăn đặc biệt nào. Khi khai thác các triệu chứng cần loại trừ nguyên nhân do tim mạch gây nên.
Người bệnh thường có biểu hiện đau vùng giữa hai xương bả vai, với triệu chứng này thường nghĩ đến do co thắt thực quản, bệnh lý túi mật, loét tá tràng.
Cảm giác khó chịu vùng sau xương ức thường do bệnh thực quản, đau thắt ngực.
Cảm giác khó chịu vùng thượng vị do bệnh đường mật, dạ dày tá tràng.
Triệu chứng đau là triệu chứng biểu hiện sớm nhất với các đặc điểm tùy theo bệnh lý gây nên. Đau kiểu bỏng rát gặp trong trào ngược dạ dày thực quản. Đau kiểu co thắt gặp trong bệnh tim. Đau kiểu cồn cào gặp trong loét dạ dày tá tràng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến triệu chứng của khó tiêu là: ăn giúp đau giảm trong bệnh loét tá tràng, ăn làm đau tăng trong bệnh loét dạ dày, khi ăn các thức ăn dầu mỡ, đồ chiên làm đau tăng là trong bệnh đường mật, bệnh thực quản, loét chức năng, cúi người ra phía trước mà đau tăng là do bệnh trào ngược dạ dày, khi uống rượu mà làm đau hơn là do viêm thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm tụy.
Các triệu chứng kèm theo như khó nuốt, cảm giác vướng ở vùng hầu họng, đầy hơi, thay đổi thói quen đi tiểu, sau ăn thường đi tiêu luôn khoảng 30 phút…
Chẩn đoán xác định
Khám lâm sàng không giúp nhiều trong chẩn đoán, thường sẽ chỉ định cho người bệnh đi làm một số xét nghiệm, giúp việc chẩn đoán có cơ sở chính xác hơn.
Chẩn đoán xác định
Nội soi tiêu hóa trên ở tất cả người bệnh có triệu chứng khó tiêu nếu kèm theo các triệu chứng sau: thiếu máu cấp tính, đi tiêu phân đen, nôn ói nhiều, sụt cân, tuổi trên 50, dùng các thuốc giảm đau chống viêm kéo dài, tiền sử gia đình có ung thư dạ dày hoặc ung thư đại tràng.
Cho người bệnh làm xét nghiệm test vi khuẩn HP để tìm nguyên nhân gây bệnh.
Dựa vào các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm sẽ giúp đưa ra chẩn đoán chính xác, từ có có phác đồ điều trị hợp lý hiệu quả.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn