Biến chứng khi dùng đèn hồng ngoại không đúng cách

Hiện nay, tia hồng ngoại được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày càng trở nên phổ biến. Các mặt hàng có bản chất là tia hồng ngoại được dùng nhiều ở dưới dạng đèn trị liệu hay đèn sưởi.

Biến chứng khi dùng đèn hồng ngoại không đúng cách

Biến chứng khi dùng đèn hồng ngoại không đúng cách

Tuy nhiên sử dụng các loại đèn hồng ngoại cũng gây ra những biến chứng đáng tiếc nếu như không có kiến thức cơ bản về nó.

Các biến chứng khi dùng đèn hồng ngoại

  • Biến chứng hay gặp nhất khi dùng các loại đèn hồng ngoại là bỏng. Nguyên nhân dẫn đến bỏng có thể do rơi, vỡ bóng, đặc biệt khi chiếu đèn ở cường độ cao. Đối tượng sử dùng đèn hồng ngoại thường là người già – là những người hay bị giảm cảm giác hoặc dùng cho trẻ em, ít hiểu biết nên khi chiếu nhiệt độ quá nóng không có sự điều chỉnh kịp thời dẫn đến bỏng. Ngoài ra, quan niệm đau đâu chiếu đấy hay chiếu càng nóng càng tốt làm cho tình trạng bỏng do đèn hồng ngoại ngày càng cao.
  • Biến chứng tiếp theo là mất dịch, đặc biệt khi dùng đèn hồng ngoại chiếu toàn thân như đèn sưởi nhà tắm. Đèn hồng ngoại là phương pháp chiếu nhiệt nông trên da, do đó làm tăng thoát mồ hôi, khi chiếu đèn kéo dài sẽ gây mất dịch, hạ huyết áp, ngất, táo bón, đau đầu…
  • Một biến chứng khác ít gặp là đục thủy tinh thể. Biến chứng này có thể do bỏng võng mạc khi không che chắn mắt lúc sử dụng đèn hồng ngoại.

Vậy sử dụng đèn hồng ngoại thế nào cho đúng?

Bác sĩ tư vấn: Trước khi sử dụng đèn hồng ngoại nên uống nước để tránh các biến chứng ngất, hạ huyết áp…

Vậy sử dụng đèn hồng ngoại thế nào cho đúng?

Vậy sử dụng đèn hồng ngoại thế nào cho đúng?

  • Trong trường hợp chiếu đèn nửa trên của người nên che mắt bằng gạc ẩm.
  • Khi chiếu đèn để đạt hiệu quả tia chiếu cần vuông góc với vùng cần chiếu, tuy nhiên đèn cần được đặt chếch để nếu rơi, vỡ bóng cũng không gây tổn thương cho người dùng. Khoảng cách từ đèn đến vùng da trung bình từ 50-60cm.
  • Khi chiếu cần tăng dần nhiệt độ và thời gian chiếu một lần không lần quá 20 phút
  • Cảm giác cần đạt được khi chiếu đèn là cảm giác nóng nhẹ, dễ chịu. Sau khi chiếu da có màu hồng nhẹ. Nếu da chuyển sang màu đỏ, cảm giác nóng rát hoặc đổ mồ hôi nhiều cần giảm cường độ chiếu của đèn.

Đối tượng nào được sử dụng đèn hồng ngoại?

Đèn hồng ngoại được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày để sưởi ấm, đặc biệt trong những ngày mùa đông. Tuy nhiên đèn hồng ngoại còn được ứng dụng trong y học với mục đích điều trị. Hồng ngoại có tác dụng giảm đau, giãn cơ, chống viêm, tăng lưu lượng tuần hoàn. Do đó có thể dùng trong các trường hợp đau thần kinh, viêm cơ, viêm thần kinh, đau lưng, đau cổ vai gáy, hội chứng Raynaud, làm liền sẹo, lên da non…

Đối tượng nào được sử dụng đèn hồng ngoại?

Đối tượng nào được sử dụng đèn hồng ngoại?

Khi nào không dùng đèn hồng ngoại?

  • Không dùng đèn hồng ngoại chiếu lên vùng mất cảm, vùng có sẹo, vùng vô mạch
  • Các trường hợp viêm cấp, viêm đang có mủ, nhiễm trùng sâu
  • Các chấn thương đang chảy máu hoặc những vùng có nguy cơ chảy máu.
  • Những bệnh nhân có u lành hoặc u ác, lao do làm tăng sự phát triển của các khối u.
  • Những bệnh nhân có bệnh lý rối loạn tuần hoàn, bệnh máu.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn