Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy như thế nào cho hiệu quả?

Tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên hậu quả nhìn chung là tình trạng mất nước và điện giải đến rất nhanh, nếu mất nhiều sẽ rất nguy hiểm.

Cách chăm soc trẻ bị tiêu chảy như thế nào cho hiệu quả?

Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy như thế nào cho hiệu quả?

Triệu chứng của bệnh tiêu chảy

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần trong vòng 24h. Nếu tiêu chảy dưới 14 ngày được gọi là tiêu chảy hoặc tiêu chảy cấp. Nếu tiêu chảy trên 14 ngày được gọi là tiêu chảy kéo dài. Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp có thể do nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hay nấm…

Tình trạng tiêu chảy ( tiêu lỏng, ỉa lỏng, đi ngoài phân lỏng) dĩ nhiên là triệu chứng không thể thiếu của bệnh tiêu chảy. Tùy vào nguyên nhân mà tính chất phân hay số lần đi cũng khác nhau. Bệnh nhân có thể đi ngoài hàng chục lần phân tóe nước như trong bệnh tả, phân có nhày máu trong tiêu chảy do lị, thương hàn hoặc tính chất phân có mùi tanh, chua hoặc thối khẳn. Có trường hợp phân tự chảy ra do bị liệt cơ thắt hậu môn.

Triệu chứng nôn cũng rất thường gặp trong bệnh tiêu chảy, nôn xuất hiện sớm, trước khi có triệu chứng ỉa lỏng, triệu chứng nôn thường gặp do Rotavirus hoặc tụ cầu. Nôn làm nặng thêm tình trạng  mất nước, H+ , Cl với các mức độ khác nhau phụ thuộc vào số lần, số lượng, tính chất của chất nôn. Việc bồi phụ dung dịch oresol cũng cần tính toán tới lượng mất đi qua nôn.

Biếng ăn xuất hiện sớm ngay sau khi trẻ bị tiêu chảy, trẻ thường từ chối thức ăn thông thường, chỉ thích uống nước.

Triệu chứng mất nước rất quan trọng để đánh giá mức độ nghiêm trọng cũng như hướng xử trí thích hợp:

  • Ngay sau lần ỉa phân lỏng đầu tiên đã thực sự làm cho cơ thể mất nước, mặc dù chưa có triệu chứng lâm sàng.
  • Còn triệu chứng mất nước trên lâm sàng chỉ bắt đầu xuất hiện khi mất đi 5% trọng lượng cơ thể với đặc điểm mất nước: Trẻ kích thích, vật vã, quấy khóc, khát nước, uống nước một cách háo hức, mắt trũng, mắt khô, khóc không có nước mắt, miệng lưỡi khô ít hoặc không có nước bọt, nếp véo da mất chậm, đái ít, nước tiểu sẫm màu. Với trẻ còn thóp sẽ thấy thóp lõm xuống
  • Mất nước nặng xảy ra khi mất 10% trọng lượng cơ thể thì có thể xảy ra sốc do giảm khối lượng tuần hoàn và mất trên 10% thì có thể gây tử vong: Trẻ li bì, lờ đờ, mệt lả, hôn mê, không uống được nước hoặc uống rất kém, mắt trẻ rất trũng, mắt, môi miệng, lưỡi đều rất khô, nếp véo da mất rất chậm, mạch nhanh yếu, thở nhanh, đái rất ít, > 6h không đái. Trẻ còn thóp se thấy thóp rất trũng.

Trẻ có thể được cho làm một số xét nghiệm như: Điện giải đồ, công thức máu, soi phân, cấy phân tìm nguyên nhân gây bệnh.

Triệu chứng nôn cũng rất thường gặp trong bệnh tiêu chảy

Triệu chứng nôn cũng rất thường gặp trong bệnh tiêu chảy

Chăm sóc trẻ tiêu chảy như thế nào?

Dược sĩ Đại học phân tích, hướng chăm sóc trẻ tiêu chảy sẽ phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân và tình trạng mất nước của trẻ. Trong đó, một số nguyên tắc chung như sau:

  • Bù đủ nước và điện giải nhằm ngăn chặn mất nước nặng xảy ra: Bù bằng dung dịch oresol ngay khi trẻ có ỉa phân lỏng, truyền dịch khi có mất nước nặng.
  • Cho trẻ ăn bình thường không kiêng khem: Bú mẹ, ăn sam theo lứa tuổi… thức ăn nên tăng độ mềm, lỏng, dễ tiêu.
  • Vệ sinh sạch sẽ: Phân, chất nôn của trẻ cần xử lý hợp về sinh
  • Theo dõi trẻ thường xuyên đánh giá tiến triển của bệnh.
  • Kháng sinh chỉ dùng khi có ỉa phân máu, bị tả, lỵ, thương hàn.
  • Giáo dục, tuyên truyền vệ sinh phòng chống bệnh tiêu chảy.

Trẻ chưa có dấu hiệu mất nước trên lâm sàng chăm sóc tại nhà theo phác đồ A.

Trẻ có dấu hiệu mất nước cần chăm sóc tại cơ sở y tế theo phác đồ B

Trẻ mất nước nặng cần chăm sóc tích cực tại cơ sở y tế theo phác đồ C.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn