Bong gân là một tình trạng phổ biến, nó xảy ra khi đang vận động mà bị ngã, sai tư thế, hoặc chán thương… Bong gân không quá nguy hiểm nhưng nó gây ra các đau đớn.
- Tìm hiểu bệnh tai biến mạch máu não
- Tìm hiểu bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở người cao tuổi
- Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Cách nhận biết bong gân và cách xử lý khi bị bong gân
Đồng thời, bong gân cũng hạn chế các vận động của người bệnh.
Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị bong gân
Bong gân hay xảy xa ở cổ tay hoặc cổ chân, các dây chằng kết nối các khớp xương sẽ bị tổn thương nếu có vận động đột ngột như xoay, gập… lúc này sẽ gây ra tình trạng bong gân và có một số các triệu chứng để nhận biết như: Vùng bị bong gân thường bị sưng to, bầm tím và cảm giác đau nhức, các khớp căng cứng và không thể cử động được.
Nguyên nhân dẫn tới bong gân
Dây chằng các khớp xương giúp cố định xương và tạo ra giới hạn cho các vận động nhất định. Nếu cử động quá mức hoặc sai tư thế có thể dẫn tới tổn thương các khớp này, các dây chằng có thể bị rách và gây ra bong gân.
– Ai cũng có thể bị bong gân trong lúc vận động, có thể do luyện tập thể dục, thể thao; đi bộ; leo cầu thang; đi giày không phù hợp kích thước chân đều có thể gây bong gân.
– Cơ thể yếu, xương nhỏ và dễ gãy, hay khối lượng cơ thể quá nặng làm cho các vận động khó khăn, dễ bị cử động sai các khớp, chật cổ chân cũng có thể làm bong gân.
– Cơ thể mệt mỏi, khả năng thăng bằng kém làm cho cơ thể dễ bị choáng, đỏ ngã… làm tăng tỉ lệ bong gân.
– Trước khi luyện tập thể dục, thể thao, hoặc cử động bất ngờ… mà không có chuẩn bị, khởi động các khớp, làm nóng các cơ thì có thể dẫn tới bong gân cổ chân, cổ tay, thậm chí là rách cơ.
– Ngoài ra tỉ lệ bong gân sẽ tăng cao nếu di chuyển, làm việc trong điều kiện môi trường kém, dễ trơn trượt; các thiết bị an toàn hoặc hỗ trợ thiếu hoặc không có…
Nguyên nhân dẫn tới bong gân
Cách xử lý khi bị bong gân và phòng tránh
Bác sĩ tư vấn: Sau khi được xác định là bị bong gân thì cần có các phương pháp điều trị thích hợp để giảm bớt các triệu chứng và thu ngắn thời gian lành bệnh. Một số phương pháp thường dùng đêm lại hiệu quả điều trị cao như: Khi bị bong gân cần dùng nẹp để cố định ví trí khớp bị tổn thương, sau đó dùng gạc băng lại, hạn chế vận động tối đa vùng khớp đó. Nếu bong gân ở chân có thể cần dùng nạng để hỗ trợ vận động, đồng thời khi nghỉ ngơi cần nâng cao chân để bằng gối để giúp giảm sưng. Nên hạn chế tạo áp lực cho chân và dông trọng lượng cơ thể về nơi bị thương… Nếu sưng quá to và đau đớn thì có thể dùng ibuprofen hoặc acetaminophen. Chườm đá thường xuyên trong vòng một đến hai ngày đầu tiên khi bị bong gân, mỗi lần chỉ cần 20 phút cũng có thể giúp giảm cảm giác đau và sưng. Thông thường bong gân sẽ tự khỏi sau một thời gian được chăm sóc tốt, khoảng vài tuần. Nếu chấn thương quá nghiêm trọng thì có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật như: nội soi khớp, tái tạo dây chằng…
Để hạn chế bị bong gân, chúng ta nên cẩn trọng trong các sinh hoạt hàng ngày, ví dụ như: Khởi động kỹ trước khi vận động, hạn chế đi giày quá cao, cẩn trọng khi đi trên bề mặt dễ trơn trượt. Hạn chế vận động nếu đang bị bong gân, cần kiểm tra thường xuyên và có thể tiến hành một số động tác vận động phục hồi chức nặng cho vùng bị thương, điều này cũng gớp phần hạn chế bong gân tái phát trong tương lai.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn