Cẩn trọng với hiện tượng rối loạn lo âu phân ly

Rối loạn lo âu phân ly là biểu hiện sợ hãi và buồn bã quá mức khi phải đối mặt với tình huống bị phân ly gia đình hoặc người đặc biệt thân thiết.

Cẩn trọng với hiện tượng rối loạn lo âu phân ly

Cẩn trọng với hiện tượng rối loạn lo âu phân ly

Rối loạn lo âu phân ly là bệnh gì thưa Bác sĩ?

Rối loạn lo âu phân ly là một rối loạn lo âu mà bạn phải trải qua cảm giác lo âu quá mức về việc bị chia cách với gia đình bạn hoặc giữa bạn với người thân thiết của bạn (ba mẹ, người chăm sóc). Hầu hết xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giữa độ tuổi 6-7 tháng tuổi đến 3 tuổi, mặc dù có thể bệnh biểu hiện rõ ở trẻ lớn hơn, trẻ vị thành niên 13-17 tuổi và người trưởng thành. Lo âu phân ly là một phần trong quá trình phát triển cơ thể. Lo âu là biểu hiện bình thường của sự phát triển sức khỏe trong quá trình trưởng thành nhận thức của trẻ và không nên xem đó là một trở ngại trong quá trình phát triển hành vi.

Lo âu được phân chia ra các loại phụ thuộc vào mức độ biểu hiện và độ tuổi. Theo tìm hiểu từ trang thông tin Y Dược được biết, rối loạn lo âu phân ly có thể gây ra ảnh hưởng không đặc trưng đối với chức năng cảm xúc và cuộc sống ngoài xã hội, đời sống gia đình, và sức khỏe của cá nhân bị rối loạn. Thời gian của rối loạn kéo dài ít nhất 04 tuần và tiếp diễn đến trước 18 tuổi thì chẩn đoán là rối loạn lo âu phân ly ở trẻ, nhưng hiện nay nếu rối loạn điển hình kéo dài 06 tháng thì chẩn đoán là rối loạn phân ly ở người lớn.

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn lo âu phân ly là do đâu?

Các yếu tố góp phần gây chứng rối loạn gồm sự kết hợp và tương tác sinh học, nhận thức, môi trường, tính khí của trẻ, và yếu tố hành vi.

Trẻ dễ mắc rối loạn lo âu phân ly nếu một hoặc cả hai ba mẹ chúng mắc chứng rối loạn tâm lý.

Nhiều nhà tâm lý học nêu lên quan điểm: chia cách trẻ với người chăm sóc quá sớm làm gia tăng nguy cơ mắc rối loạn lo âu phân ly hoặc nỗi sợ khi đến trường.

Một vài trẻ sẽ dễ bị tổn thương hơn do tính khí của chúng gây ra, ví dụ mức độ lo lắng của chúng khi đặt trong tình huống mới.

Yếu tố môi trường: Thông thường, khởi phát của rối loạn lo âu phân ly là do sự việc nào đó trong cuộc sống gây áp lực căng thẳng, đặc biệt là mất tình yêu thương của một ai đó hay một vật cưng, nhưng  cũng có thể do ba mẹ ly hôn, chuyển trường hay chuyển nhà, thảm họa thiên nhiên, tình huống ép buộc phải chia cách với người thân thiết nhất.

Ở những người lớn hơn, trải qua áp lực trong cuộc sống như rớt đại học, lần đầu sống riêng hoặc được làm cha làm mẹ cũng là yếu tố khởi phát rối loạn lo âu phân ly.

Yếu tố gen và tâm lý: Theo bác sỹ tư vấn có thể bẩm sinh là do gen gây nên rối loạn lo âu phân ly. Rối loạn lo âu phân ly là di truyền. 73%  xảy ra ở những cặp sinh đôi lúc 6 tuổi, nữ cao hơn nam. Tính khí của trẻ cũng ảnh hưởng đến tiến trình hình thành rối loạn lo âu phân ly.

Cơ chế: Bằng chứng sơ bộ chỉ ra rằng hoạt động tăng thêm của hạch hạnh nhân có liên quan tới triệu chứng của rối loạn lo âu phân ly. Những khuyết điểm ở phần não tư duy và đồi thị cũng liên quan tới rối loạn lo âu ở trẻ.

Triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn lo âu phân ly là gì?

So với những rối loạn lo âu khác, trẻ có rối loạn lo âu phân ly phải đối mặt với trở ngại khi ở trường học hơn là trẻ không mắc chứng rối loạn. Một số trường hợp rối loạn lo âu phân ly nghiêm trọng, trẻ hành động quậy phá lớp học và từ chối tham gia hoạt động nhóm.

Triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn lo âu phân ly là gì?

Triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn lo âu phân ly là gì?

Chuyên gia đầu ngành Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyến cáo đây là rắc rối lớn vì trẻ sẽ không tiếp thu bài, dễ nghỉ học và càng khó cho chúng quay trở lại trường. Trẻ không hứng thú học hành gây ra những vấn đề: trẻ sẽ thiếu kiến thức, không hiểu bài, chọc gẹo bạn học trong lớp và dễ xung đột với gia đình.

Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh rối loạn lo âu phân ly?

Không dùng thuốc: Điều trị không dùng thuốc là lựa chọn hàng đầu khi được chẩn đoán rối loạn lo âu phân ly. Có hai hướng điều trị không dùng thuốc .

  • Hướng điều trị thứ nhất: là can thiệp bằng giáo dục tâm lý, thường sử dụng kết hợp với liệu pháp điều trị khác. Điều này liên quan đến giáo dục cá nhân và gia đình trẻ để giúp họ có kiến thức về bệnh, ngoài ra ý kiến của ba mẹ và hướng dẫn của giáo viên cũng sẽ giúp ích cho trẻ. Dạy trẻ những kỹ năng ứng phó với lo âu, rèn luyện thư giãn.
  • Hướng điều trị thứ hai: là dùng liệu pháp tâm lý, khi hướng điều trị trước đó không hiệu quả. Liệu pháp tâm lý sẽ được xây dựng, bao gồm: cử chỉ, nhận thức hành vi, những hành động bất ngờ, liệu pháp điều trị tâm thần và liệu pháp từ gia đình.

Cho trẻ thực hiện ứng xử với các tình huống giả định. Khen ngợi cũng nhằm củng cố những hiệu quả mà trẻ đạt được.

Dùng thuốc: Sử dụng thuốc được dùng cho những ca rối loạn lo âu phân ly nặng khi đã điều trị bằng những phương pháp khác mà thất bại. Tuy nhiên, rất khó chứng minh tác dụng của việc dùng thuốc bởi kết quả đã có sự pha trộn. Thêm vào đó các nghiên cứu cũng chưa có đưa ra được thuốc đặc trị cho rối loạn lo âu phân ly.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn