Tình trạng tiêu chảy nhiễm trùng rất phổ biến nhất là mùa hè, cả người lớn và trẻ con đều rất dễ mắc phải. Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh sẽ bùng phát thành dịch rất nguy hiểm.
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng
Bệnh nhân không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng như liệt chân tay, liệt cơ, xuất huyết, nghiêm trọng hơn là nguy hiểm đến tính mạng.
Thế nào là tiêu chảy nhiễm trùng?
Bệnh nhân bị tiêu chảy nhiễm trùng khi bị các tác nhân như vi trùng, virus, kí sinh trùng hoặc nấm xâm nhập vào cơ thể trong một điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển. Tiêu chảy nhiễm trùng khác với tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa, thay đổi chế độ ăn uống đột ngột. Bệnh nhân mắc tiêu chảy nhiễm trùng khi ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh khi đó những sinh vật gây nhiễm trùng đường ruột sẽ xâm nhập vào cơ thể, mức độ nhiễm trùng đường ruột sẽ phụ thuộc vào loại tác nhân gây bệnh.
Triệu chứng của tiêu chảy nhiễm trùng
Những triệu chứng ban đầu của tình trạng tiêu chảy nhiễm trùng là sốt, tiểu chảy liên tục. Ngoài ra còn những triệu chứng khác như phân có mùi tanh, dạng nước lỏng, có lợn cợn vảy trắng, đi ngoài rất nhiều lần trong ngày. Bệnh nhân có thể đi kèm với triệu chứng nôn nhiều dẫn đến mất nước khiến cơ thể yếu hơn, nhiệt độ cơ thể hạ xuống. Bệnh nhân còn có thể bị đau bụng nghiêm trọng do nhiễm trùng đường ruột xâm lấn sang những khu vực khác như đại tràng, ruột già.
Ngoài những triệu chứng cơ bản trên, bệnh nhân còn có thể bị chán ăn, co thắt bụng, nôn, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu.
Nguyên nhân tiêu chảy nhiễm trùng
Bác sĩ tư vấn: Đối tượng dễ gặp phải tình trạng tiêu chảy nhiễm trùng là người già và trẻ em do hệ miễn dịch của họ kém hơn những người trẻ trưởng thành. Những người có tiền sử bị phẫu thuật dạ dày, suy giảm hệ miễn dịch cũng dễ bị nhiễm vi khuẩn gây nhiễm trùng. Nguyên nhân của tiêu chảy nhiễm trùng là do các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, do bệnh nhân tiếp xúc với nước ô nhiễm, ngộ độc thực phẩm do thực phẩm không đảm bảo hoặc chưa được nấu chín…
Nguyên nhân tiêu chảy nhiễm trùng
Bệnh nhân bị nhiễm độc tố của tụ cầu khi ăn phải những thực phẩm như thịt cá có chứa sẵn tụ cầu. Khi nấu chín thực phẩm, tụ cầu sẽ bị tiêu diệt nhưng người bệnh vẫn bị nhiễm độc tố của nó khi ngấm vào thức ăn. Những loại thực phẩm ăn liền như đồ hộp, thịt hộp rất dễ chứa vi khuẩn clostridium khiến cho người ăn bị tiêu chảy và nặng hơn có thể bị liệt cơ. bệnh nhân ăn phải rau sống không sạch do tưới bằng phân, nước bẩn cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn E.coli hoặc giun sán, tả, lị…
Cách phòng tiêu chảy nhiễm trùng
Để phòng tránh bệnh tiêu chảy nhiễm trùng, bạn phải kiểm tra, bảo đảm vệ sinh ăn uống hằng ngày bằng cách ăn chín, uống sôi, đậy kín thức ăn không để ruồi muỗi đậu vào. Trước khi ăn cần rửa sạch tay bằng xà phòng, rửa tay thường xuyên trước khi nấu ăn, sau khi thay bỉm cho bé, trước khi cho bé bú sữa…
Để phòng tránh cho trẻ nhỏ, bạn nên duy trì cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng đầu sau sinh, duy trì cho con bú sữa mẹ đến 2 tuổi sẽ giảm được nguy cơ mắc tiêu chảy nhiễm trùng. Cho trẻ uống vitamin A và tiêm sởi cũng có thể giảm nguy cơ mắc tiêu chảy nhiễm trùng ở trẻ nhỏ.
Hạn chế cho trẻ ôm ấp thú cưng trong nhà để không cho vi khuẩn có cơ hội được tiếp xúc và gây bệnh cho trẻ.
Cách ly chất thải từ những động vật mang mầm bệnh khỏi khu vực sinh sống để giảm nguy cơ phát triển thành bệnh dịch.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn