Chảy máu sau đẻ có nguy hiểm không?

Sản phụ sau khi sinh phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm và chảy máu sau sinh là tình trạng nhiều sản phụ gặp phải gây nguy hiểm đến tính mạng sản phụ.

Chảy máu sau đẻ có nguy hiểm không?

Chảy máu sau đẻ có nguy hiểm không?

Vậy bạn cần làm gì để phòng tránh hiện tượng chảy máu sau để này?

Khái niệm chảy máu sau đẻ

Chảy máu sau đẻ là trường hợp chảy máu qua đường âm đạo sau khi sổ thai và trong, sau sổ rau với số lượng nhiều hơn bình thường ảnh hưởng đến các dấu hiệu sinh tồn. Thường quy định là mất máu trên 500ml, đối với người Việt Nam là trên 300ml.

Phân loại chảy máu sau sinh có 2 loại là chảy máu nguyên phát và chảy máu thứ phát. Chảy máu nguyên phát xảy ra trong thời kỳ sổ rau và sau khi sổ rau 24 giờ. Chảy máu thứ phát xảy ra sau đẻ trên 24 giờ.

Nguyên nhân gây chảy máu sau sinh

  • Chảy máu nguyên phát

Chảy máu khi rau chưa sổ ra ngoài: rau bong non, rau bong sớm do màng rau dày dính, rau tiền đạo, dây rau ngắn, đẩy đáy tử cung khi rặn đẻ và các thủ thuật lấy rau; đờ tử cung do chuyển dạ kéo dài, tử cung căng giãn quá mức trong đa ối đa thai, người con rạ sinh nhiều lần, bệnh nhân u xơ tử cung; rau bám chặt vào thân tử cung, rau cài răng lược; lộn tử cung cấp; rối loạn yếu tố đông máu; chấn thương đường sinh dục.

Chảy máu ngay sau sổ rau do đờ tử cung nguyên phát hoặc thứ phát, sót rau sau sinh, lộn tử cung khi đỡ rau, rối loạn các yếu tố đông máu, chấn thương đường sinh dục.

  • Chảy máu thứ phát nguyên nhân do đờ tử cung thứ phát ngoài những nguyên nhân trên còn do dùng nhiều thuốc tăng co tử cung, nhiễm khuẩn tử cung, sót rau, chấn thương đường sinh dục do bị bỏ sót, các tổn thương đã khâu phục hồi bị hoại tử.

Nguyên nhân gây chảy máu sau sinh

Nguyên nhân gây chảy máu sau sinh

Dấu hiệu phát hiện sớm chảy máu sau đẻ

Bệnh nhân có dấu hiện ra máu âm đạo, da xanh niêm mạc nhợt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sốc mất máu…

Dấu hiệu tại chỗ:

+ Tử cung: không thấy tử cung co chắc, tử cung mềm không có hiện tượng co chặt thành khối cầu an toàn gò nổi lên khi ấn đáy tử cung thấy nhiều máu đỏ lẫn máu cục chảy ra ngoài.

+ Rau bong sớm, rau bám chặt: máu chảy ra từ âm đạo tùy mức độ nhiều ít, tử cung vẫn cho chắc, làm nghiệm pháp bong rau, rau chưa bong.

+ Lộn tử cung cấp: không thấy tử cung trên khớp vệ, sản phụ đau nhiều có thể shock. Tùy theo mức độ người ta chia làm 3 độ: độ 1 lõm đáy tử cung, độ 2 đáy tử cung lộn đến cổ tử cung, độ 3 tử cung lộn hẳn ra ngoài âm đạo.

Rối loạn yếu tố đông máu: máu chảy ra là máu không đông, không có máu cục.

Chấn thương đường sinh dục có thể thấy bằng kiểm tra bằng tay hoặc bằng van âm đạo phát hiện được tổn thương.

Bác sĩ tư vấn: Sót rau gây chảy máu phát hiện bằng cách đếm các múi rau, kiểm tra độ lành lặn của bánh rau để phát hiện còn sót múi rau nào trong tử cung.

Dấu hiệu phát hiện sớm chảy máu sau đẻ

Dấu hiệu phát hiện sớm chảy máu sau đẻ

Xử trí khi chảy máu sau đẻ

Khi bệnh nhân có dấu hiệu chảy máu sau đẻ cần ngay lập tức xử trí để giúp bệnh nhân hạn chế các biến chứng. Sau khi kiểm tra bánh rau thấy còn sót múi rau trong buồng tử cung cần ngay lập tức kiểm soát tử cung để bóc tách vài nạo hết sản dịch còn đọng lại trong buồng tử cung đẩy hết ra ngoài. Trong trường hợp rau không bong phải bóc rau nhân tạo hạn chế chảy máu. Tích cực xoa bóp đáy tử cung để tử cung co lại thành khối cầu an toàn ngăn chặn chảy máu sau sinh. Khi phát hiện bệnh nhân có hiện tượng chảy máu không cầm được, máu loãng không máu cục lập tức sử dụng thuốc cầm máu, hối sức nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn