Chuyên gia y tế giải thích về bệnh tim bẩm sinh

Thật không may là nhiều người vừa sinh ra đã không có một trái tim khỏe mạnh. Nếu bạn có bệnh tim bẩm sinh bạn có thể phải cần chăm sóc suốt cuộc đời. Cùng các chuyên gia y tế tìm hiểu chi tiết về bệnh tim bẩm sinh để có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Chuyên gia y tế giải thích về bệnh tim bẩm sinh(Chuyên gia y tế giải thích về bệnh tim bẩm sinh)

Hỏi: Bệnh tim bẩm sinh là gì thưa Bác sĩ?

Trả lời:

Bệnh tim bẩm sinh là tình trạng một hay nhiều bất thường ở cấu trúc tim mà bạn khi sinh ra đã có. Khuyết tật mới sinh thường gặp nhất này có thể thay đổi đường đi máu khi qua tim. Khuyết tật bao gồm từ đơn giản, có thể không gây ra vấn đề nào, tới phức tạp, có thể gây biến chứng tử vong.

Các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng có thể xảy ra ở giai đoạn sau cuộc đời, mặc dù những người này đã được điều trị khi còn nhỏ. Hãy đi khám bác sĩ để quyết định bạn nên đi khám thường xuyên như thế nào khi lớn lên.

Hỏi: Nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh là do đâu thưa Bác sĩ?

Trả lời:

Nguyên nhân vẫn chưa được làm rõ. Di truyền có thể đóng một vai trò quan trọng trong một vài trường hợp.

  • Cách tim hoạt động

Tim được chia làm 2 bên mỗi bên có 2 ngăn tim. Để bơm máu đi khắp cơ thể, hai bên tim hoạt động khác nhau.

Tim phải dẫn máu lên phổi qua động mạch phổi. Trong phổi, máu lấy oxy và trở về tim trái qua tĩnh mạch phổi. Tim trái sau đó bơm máu qua động mạch chủ và đi khắp cơ thể.

Bệnh tim bẩm sinh có thể ảnh hưởng bất kì cấu trúc nào của tim, bao gồm van, buồng tim, vách ngăn tim và động mạch.

  • Tại sao bệnh tim lại tái xuất hiện ở tuổi trưởng thành

Với một số người, các vấn đề khuyết tật tim trỗi dậy ở giai đoạn sau cuộc đời, mặc dù đã được điều trị lúc nhỏ. Điều trị khuyết tật giúp cải thiện chức năng tim, nhưng không làm tim hoàn toàn trở lại bình thường.

Ngay cả khi điều trị thành công lúc nhỏ, thì vẫn có thể xảy ra vấn đề khi bạn lớn lên. Các vấn đề tim lúc nhỏ nếu không đủ trầm trọng để điều trị, khi bạn lớn lên có thể trở nên nặng hơn và đòi hỏi phải được điều trị.

Bệnh hở van tim là một trong những bệnh tim bẩm sinh thường gặp(Bệnh hở van tim là một trong những bệnh tim bẩm sinh thường gặp)

Các biến chứng phẫu thuật tim lúc nhỏ có thể xuất hiện về sau, như sẹo mô tim có thể góp phần gây ra nhịp nhanh.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh

Các yếu tố nguy cơ từ môi trường và gen có thể đóng vai trò quan trọng trong tiến triển bệnh tim bẩm sinh, bao gồm:

  • Bệnh do Rubella: Phụ nữ có thai bị Rubella có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển tim của thai nhi.
  • Tiểu đường: Nếu mẹ bị bệnh tiểu đường loại 1 hay 2 có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tim của thai nhi. Tiểu đường thai kì không làm tăng nguy cơ khuyết tật tim.
  • Thuốc: Dược sĩ tư vấn một số thuốc uống khi có thai có thể bệnh tim bẩm sinh và các khuyết tật bẩm sinh khác. Uống rượu khi mang thai cũng góp phần là một yếu tố nguy cơ.
  • Di truyền: Bệnh tim bẩm sinh liên quan đến các hội chứng di truyền. Trẻ với hội chứng Down thường có khuyết tật tim. Các xét nghiệm di truyền có thể phát hiện hội chứng Down và các rối loạn khác trong suốt sự phát triển của trẻ.
  • Hút thuốc: Người mẹ hút thuốc trong thời kì mang thai làm tăng nguy cơ con bị bệnh tim bẩm sinh.

Hỏi: Triệu chứng thường gặp của bệnh tim bẩm sinh là gì?

Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết :

Một số bệnh bẩm sinh không gây dấu hiệu và triệu chứng nào. Với một số người, dấu hiệu và triệu chứng xảy ra muộn. Chúng có thể xuất hiện lại nhiều năm sau khi bệnh tim của bạn đã được điều trị.

Các triệu chứng có thể có ở bệnh tim bẩm sinh người lớn:

  • Nhịp nhanh
  • Da, môi và móng tay xanh tím
  • Khó thở
  • Nhanh chóng mệt mỏi sau gắng sức
  • Phù

Hỏi: Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh tim bẩm sinh?

Trả lời:

Tùy thuộc vào độ nặng, mục đích điều trị sẽ là sửa khuyết tật tim hay giải quyết các biến chứng. Điều trị có thể bao gồm:

  • Cẩn trọng quan sát và chờ đợi: các khuyết tật tim tương đối nhỏ có thể cần theo dõi định kì để đảm bảo tình trạng bệnh không trở nên nặng hơn. Hãy hỏi bác sĩ bao lâu bạn nên đi khám một lần.
  • Thuốc: Được áp dụng điều trị với trường hợp bệnh nhẹ để giúp tim hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa máu đông và kiểm soát nhịp tim bất thường.
  • Thiết bị cấy: Thiết bị giúp tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim có thể giúp ích.
  • Thủ thuật đặc biệt với catheter: Một số khuyết tật tim có thể dùng kĩ thuật catheter để sửa chữa mà không cần phẫu thuật mở ngực và tim.

Cần thiết chăm sóc và theo dõi

Một vài người trưởng thành có bệnh tim bẩm sinh tin rằng bệnh họ đã hết hay điều trị lúc nhỏ đã chữa khỏi bệnh. Điều này có thể đúng, nhưng tùy vào loại khuyết tật tim.

Bệnh tim bẩm sinh TLN, TLT(Bệnh tim bẩm sinh TLN, TLT)

Cho dù bạn đã điều trị bệnh lúc nhỏ, bạn vẫn có nguy cơ gặp các biến chứng. Vì vậy, rất quan trọng cho việc theo dõi chăm sóc suốt đời, đặc biệt nếu bạn đã có phẫu thuật sửa chữa khuyết tật tim.

Bạn sẽ đi khám bác sĩ định kì, bao gồm tầm soát các biến chứng thường xuyên. Điều quan trọng là bạn nên hỏi bác sĩ về kế hoạch chăm sóc theo dõi và đảm bảo bạn sẽ nghe theo các khuyến cáo của bác sĩ.

Bệnh tim bẩm sinh ở phụ nữ mang thai

Nếu bạn có bệnh tim bẩm sinh nhẹ, việc mang thai có thể thành công. Tuy nhiên, một số phụ nữ có bệnh tim bẩm sinh nặng được khuyên không nên có thai.

Trước khi mang thai bạn nên hỏi bác sĩ về các nguy cơ có thể xảy ra và các chăm sóc đặc biệt bạn nên có trong thời kì mang thai. Bác sĩ có thể đề nghị tư vấn xét nghiệm di truyền nếu bạn có kế hoạch mang thai.

Theo tapchisuckhoe.edu.vn