Câu nói “Thuốc đắng dã tật” rất đúng với mướp đắng hay còn gọi là khổ qua. Vậy mướp đắng có công dụng gì và cần phải lưu ý những gì khi sử dụng?
- Những công dụng bất ngờ của kỷ tử
- Những công dụng bất ngờ của thảo quyết minh trong y học
- Khám phá những tác dụng chữa bệnh từ nghệ vàng
Công dụng và những lưu ý khi sử dụng mướp đắng bạn nên biết
Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng mướp đắng mà có thể bạn chưa biết.
Đặc điểm của cây mướp đắng
– Mướp đắng có tên khoa học là Momordica charantia L, mướp đắng còn được gọi là khổ qua, lương qua, cẩm lệ chi.
– Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc. Thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, đặc biệt hạt của nó có công dụng bổ thận tráng dương.
– Phân tích theo y học hiện đại tìm thấy trong mướp đắng nhiều hoạt chất khác nhau, trong đó có momordicine, momorcharin, betain, các vitamin B1, C và nhiều chất khoáng. Các hoạt chất giúp ổn định đường huyết, có lợi cho tim mạch, bổ gan, sáng da, tăng cường hệ miễn dịch và phòng chống một số loại ung thư.
– Mướp đắng có thể dùng làm nguyên liệu của nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng hoặc chế thành trà uống, ép lấy nước uống hay đơn giản và hiệu quả hơn cả là thái lát ướp lạnh ăn sống (có thể ăn kèm ruốc).
Công dụng của cây mướp đắng (khổ qua)
Theo giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết mướp đắng (khổ qua) có rất nhiều công dụng như:
- Góp phần ngăn chặn tế bào ung thư sinh trưởng
- Ổn định đường huyết, tốt cho người mắc tiểu đường loại 2
- Ngăn ngừa hình thành sỏi thận
Sỏi thận có thể gây ra những cơn đau quặn dữ dội. Mướp đắng có thể phá vỡ viên sỏi đồng thời ngăn ngừa hình thành sỏi. Bạn có thể uống trà mướp đắng, vị khá hấp dẫn và không cần thêm đường.
Công dụng của cây mướp đắng (khổ qua)
- Giảm cholesterol
Mướp đắng là vị thuốc tự nhiên, giúp giảm lượng cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
- Sáng da
Những món ăn và đồ uống làm từ mướp đắng mang lại rất nhiều lợi ích cho da. Thường xuyên ăn sẽ hỗ trợ điều trị hữu hiệu mụn trứng cá, vảy nến và eczema, đồng thời mang lại cho bạn một làn da tươi sáng. Bạn cũng có thể lấy mướp đắng đã qua ướp lạnh trong tủ, xắt lát mỏng để đáp lên da, trị nám…
- Giảm cân
Cũng giống như hầu hết các loại rau củ khác, mướp đắng chứa rất ít năng lượng mà giàu chất dinh dưỡng. Vì vậy, bạn có thể duy trì cân nặng hoặc giảm cân bằng cách sử dụng mướp đắng.
- Hỗ trợ chức năng gan
- Giúp tiêu hóa đường, bột
- Giàu vitamin K
Vitamin K đóng vai trò trong sức khỏe của xương, quá trình đông máu và kháng viêm. Những người bị viêm khớp dạng thấp có thể giảm đau và viêm khi tăng cường vitamin K. Mướp đắng cung cấp đủ cho cơ thể nhu cầu vitamin K hàng ngày. Bên cạnh đó, nó còn là một nguồn thực phẩm rất nhiều chất xơ.
- Tăng cường miễn dịch
Những lưu ý khi ăn mướp đắng
Khi sử dụng mướp đắng cần lưu ý một số điểm sau:
- Không nên ăn quá nhiều hạt mướp đắng, vì trong đó chứa một hoạt chất là vicine, có khả năng tạo ra nhiều men oxy hoá khử trên màng tế bào. Khi chất này được sinh ra quá nhiều trên màng tế bào máu, nhất là tế bào hồng cầu sẽ gây hư hại, thậm chí thủng màng tế bào, gây ra hiện tượng nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê. Điều này gián tiếp làm tan máu.
- Người đang chữa vô sinh, đang mang thai không được lạm dụng mướp đắng.
Những lưu ý khi ăn mướp đắng
Dùng mướp đắng nhiều và liên tục thì có thể làm tổn thương tinh hoàn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Tinh hoàn ít protein dưỡng chất hơn, ít tinh trùng hơn, giảm acid nhân ARN hơn.
- Người có nguy cơ hạ đường huyết không nên ăn nhiều: Mướp đắng chứa p-insulin, mang lại hiệu quả hạ đường huyết tương tự insulin. Nhưng cũng chính vì điều này mà khi dùng quá nhiều, có thể gây ra tụt đường huyết đột ngột; chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi, hốt hoảng, có thể bị choáng và ngất.
- Không ăn hay uống nước ép mướp đắng khi đói bụng. Thời điểm tốt nhất để bổ sung là trong hoặc sau bữa ăn.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn