Đau bụng là một loại chứng bệnh thường gặp nhất trong quá trình tập luyện và thi đấu ở một số môn thể thao như: Điền kinh, chạy cự ly trung bình, cự ly dài, Marathon, đua xe đạp.
- Phát hiện thuốc điều trị cứu sống cho 37 triệu người mắc HIV trên thế giới
- Bệnh viện ĐKQT Vinmec Hải Phòng tuyển dụng nhiều vị trí 2019
- TAND Tỉnh Hưng Yên xét xử vụ hơn 100 trẻ bị sùi mào gà vào 11/3 tới
Nguyên nhân đau bụng trong tập luyện thể thao
Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, một vài nhân tố có liên quan như do tập luyện không đầy đủ, trình độ tập luyện thấp, chuẩn bị khởi động của người luyện tập không tốt, không kỹ, sức khỏe không đảm bảo, mệt mỏi, tinh thần căng thẳng; các hoạt động kết hợp hít thở không nhịp nhàng; chế độ ăn uống không hợp lí…Tốc độ và cường độ vận động tăng quá nhanh hoặc người tập quá đột ngột và một số bệnh viêm đường ruột.
- Trình độ huấn luyện kém: Khi tiến hành vận động với cường độ cao do công năng tim kém, không tống máu ra ngoài được hết, máu ở tĩnh mạch lớn về tim khó khăn, tập trung nhiều ở gan, tụy làm cho màng gan và tụy căng lên dẫn đến đau bụng.
- Phương pháp thở không đúng: Phá rối nhịp thở làm quan hệ của máu và tuần hoàn hô hấp rối loạn, máu tụ lại nhiều ở tĩnh mạch mà dẫn đến đau bụng, hơn nữa do thở quá gấp hoạt động của cơ hoành rối loạn, cơ hoành thiếu oxy tạo rút cơ tại cơ hoành gây nên đau bụng.
- Chuẩn bị hoạt động không tốt: Bắt đầu chạy quá nhanh công năng của hệ thống tiêu hóa không thích nghi với hoạt động làm cho một số thức ăn tụ lại ở một đoạn nào đó làm căng lên dẫn đến đau bụng, ngoài ra màng ruột căng lên cũng dẫn đến đau bụng.
- Ví dụ: Trong môn điền kinh ngay khi vào phần khởi động chuyên môn chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau đặc biệt trong nội dung chạy cự ly trung bình thì nhiều sinh viên gặp bệnh này.
- Triệu chứng đau bụng trong tập luyện thể thao: thường thấy triệu chứng đau ở vùng hạ sườn phải, hạ sườn trái.
Biện pháp khắc phục đau bụng trong tập luyện thể thao
Biện pháp khắc phục đau bụng trong tập luyện thể thao
- Nếu đau bụng nhẹ, dùng tay ấn vào chỗ đau, giảm tốc độ vận động, hít thở sâu và nhịp nhàng trong thời gian hợp lí có thể khỏi.
- Nếu đau nặng thì phải dừng vận động cần có Bác sĩ chuyên khoa cũng như Dược sĩ để chuẩn đoán và có cách điều trị cho phù hợp.
- Tăng cường tập luyện toàn diện cho người tập chủ yếu là sức mạnh và sức bền (sinh viên).
- Chú ý khởi động kỹ, nhịp thở… và có phương pháp nhắc nhở người tập như sinh viên trước khi tập luyện không được ăn quá no, uống nước quá nhiều.
- Trong khi tập trước tiên cần phải khởi động kỹ càng, chuẩn bị hoạt động chu đáo,biết phân biệt sức trong tập luyện và thi đấu, chú ý các động tác hoạt động phải kết hợp với thở nhịp nhàng và thở sâu nhất là ở những môn sức bền.
Bài học kinh nghiệm
- Phải tuân thủ theo các nguyên tắc trong tập luyện, chế độ huấn luyện.
- Mỗi giáo viên hay huấn luyện viên thể thao ngoài việc có kiến thức chuyên môn vững vàng, cần nắm vững được cách đề phòng và cách xử lý các bệnh thường gặp trong tập luyện cũng như thi đấu thể thao. Đây cũng là yêu cầu tất yếu và là nhiệm vụ của người giáo viên trong công tác giáo dục thể chất.
- Trong quá trình học hay huấn luyện và thi đấu thể thao người giáo viên, huấn luyện viên phải có khả năng quan sát tốt để kịp thời có biện pháp xử lí phù hợp.
- Trang bị cho người tập kiến thức để phòng tránh bệnh cho chính bản thân mình và giúp đỡ sơ cứu cho mọi người nếu gặp phải bệnh này.
- Mỗi học sinh, sinh viên, người tập cần tạo cho riêng mình một nếp sống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, tự giác rèn luyện sức khỏe đúng theo nguyên tắc thể dục thể thao. Nắm bắt được kiến thức để áp dụng trong thể thao cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn đọc đã hiểu thêm về những cơn đau bụng trong khi luyện tập thể dục thể thao.
Văn Giang – tapchisuckhoe.edu.vn