Đau đầu sau gáy có nguy hiểm không?

Đau đầu sau gáy đa số lành tính, tuy nhiên đây cũng là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Phát hiện sớm các bệnh gây đau đầu sau gáy giúp việc điều trị đơn giản và nhanh nhất.

Đau đầu sau gáy có nguy hiểm không?

Đau đầu sau gáy có nguy hiểm không?

Biểu hiện thường gặp của các cơn đau đầu

Hầu hết tất tả mọi người đều trải qua vài lần đau đầu trong cuộc đời, đau đầu xảy ra ở hầu hết các lứa tuổi, và là chứng bệnh thường gặp nhất. Đau đầu sau gáy được hiểu là đau phía sau đầu và vùng cổ gáy, hiện tượng này gây đau nhức/đau mỏi vùng cổ gáy lan lên đầu vùng chẩm, đỉnh thậm chí lan đến vùng thái dương hai bên. Đau có thể thành cơn hoặc âm ỉ liên tục, mức độ từ nhẹ đến nặng, tính chất như điện giật hoặc cảm giác bó thắt, có thể kèm theo rối loạn cảm giác da đầu, hạn chế vận động cổ, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, chóng mặt hoặc không.

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn, đa số các trường hợp đau đầu sau gáy liên quan đến những thói quen xấu và yếu tố cơ học như:

  • Làm việc sai tư thế: tư thế cúi quá sát khi ngồi làm việc (đọc sách, máy vi tính…), mang vác nặng vùng cổ – vai
  • Thói quen sinh hoạt không khoa học: gối đầu quá cao (xem tivi, đọc sách …), nằm – ngồi trái tư thế, vận động cổ vai quá mức.
  • Stress, căng thẳng: môi trường sống, sinh hoạt căng thẳng, stress quá mức gây co cơ. Tình trạng này kéo dài khiến các cơ vùng cổ gáy co cứng, gây đau mỏi cổ gáy.
  • Chấn thương: Các chấn thương vùng cổ – gáy gặp trong sinh hoạt, lao động, thể thao gây tổn thương các cấu trúc vùng cổ – gáy như xương, cơ, dây chằng, mạch máu, thần kinh là nguyên nhân gây đau đầu sau gáy.

Ngoài ra đau đầu sau gáy còn là hậu quả/triệu chứng của các bệnh lý/nguyên nhân khác:

  • Cơn tăng huyết áp: Đau sau gáy, đau như bó chặt lấy đầu thường là dấu hiệu của cơn cao huyết áp.
  • Hội chứng nhiễm siêu vi (bệnh cảnh cúm, á cúm, sốt siêu vi, sốt xuất huyết): gây đau đầu, đau mỏi vùng cổ gáy…
  • Tăng áp lực nội sọ: Đau đầu dữ dội, kèm theo nôn, sợ sáng, rối loạn ý thức …

Bệnh lý liên quan đốt sống cổ (thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, gai đôi đốt sống cổ, quá phát mỏm ngang C7, lao xương khớp…), đây là nguyên nhân thường gặp, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm cổ là nguyên nhân hàng đầu. Đau vùng sau đầu, có thể kèm theo đau mỏi cổ gáy, hạn chế vận động cổ gáy, đau nhói như điện giật lan lên vùng sau đầu, rối loạn cảm giác da đầu, đau có thể lan xuống cánh tay và cẳng tay…

  • Viêm màng não, xuất huyết dưới nhện: đau đầu dữ dội kèm theo cứng gáy, đau mỏi cổ gáy …
  • Bệnh lý hố sau (U, xuất huyết…): đau nửa sau đầu kèm theo triệu chứng thần kinh khu trú.

Đau đầu sau gáy đa số lành tính, tuy nhiên cũng là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Khi có dấu hiệu này, người bệnh cần sớm thăm khám bác sỹ để tìm nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp. Một số những triệu chứng đau đầu sau gáy được coi là nghiêm trọng, bệnh nhân cần được thăm khám y tế ngay lập tức và tìm nguyên nhân:

  • Đau đầu mức độ vừa và nặng
  • Đau tăng dần về cường độ và tần xuất
  • Đau đầu sau gáy kèm theo
  • Sốt
  • Cứng gáy
  • Buồn nôn/nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động
  • Triệu chứng thần kinh khu trú: yếu/liệt vận động, vận động vụng về, đi lại khó khăn …
  • Rối loạn ý thức/rối loạn tâm lý hành vi

Tùy theo bệnh cảnh, bác sĩ sẽ sàng lọc nguyên nhân gây đau đầu sau gáy cho người bệnh bằng các kỹ thuật: Đo HA, Xét nghiệm máu, chụp X Q cột sống cổ, MRI sọ não/cột sống cổ, khám chẩn đoán điện (điện cơ)…

Đau đầu thứ phát như là hậu quả của bệnh lý khác cần điều trị theo đúng nguyên nhân

Đau đầu thứ phát như là hậu quả của bệnh lý khác cần điều trị theo đúng nguyên nhân

Điều trị đau đầu sau gáy triệt để bằng cách nào?

Để điều trị được chứng đau đầu sau gáy bệnh nhân có thể áp dụng những biện pháp sau đây:

  • Dược sĩ Đại học tư vấn, dùng thuốc giảm đau thông thường kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ khiến cơn đau thuyên giảm
  • Đa số các trường hợp được giải quyết tốt với các thuốc giảm đau thông thường, vật lý trị liệu và một chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lý
  • Một số các trường hợp nặng hơn cần được kiểm soát bởi các thuốc giảm đau kháng viêm (NSAID), giãn cơ, giảm đau thần kinh …
  • Đau đầu thứ phát như là hậu quả của bệnh lý khác cần điều trị theo đúng nguyên nhân (thoát vị đĩa đệm nặng, bệnh lý hố sau, xuất huyết dưới nhện, viêm màng não …)

Ngoài ra, một chế độ làm việc – nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý, tập luyện hàng ngày với các hình thức như yoga, thiền, thể thao, khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý và có biện pháp điều trị kịp thời hiệu quả.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn